Vợ chồng cũng chỉ là kẻ khác máu tanh lòng?
Đau xót nhưng không ít người phụ nữ chỉ sau vài năm vợ chồng sống chung đã rút ra kết luận: Dù yêu mấy thì mình cũng chỉ xếp sau bố mẹ đẻ, anh chị em ruột của chồng.
Vợ chồng Phương - Tuyến (Hoàng Mai, Hà Nội) lấy nhau đã được 3 năm và hiện vẫn đang phải thuê nhà để ở. Phương nhủ thầm đó cũng là cái may của mình, tuy không lấy được chồng giàu nhưng lại được sống riêng.
Cuộc sống của vợ chồng Phương êm ấm cho đến ngày Trường - em chồng, vào đại học. Năm thứ nhất, Trường ở kí túc xá nhưng cứ đều đặn hai ngày cuối tuần, Trường lại về nhà anh chị tá túc. Mỗi lần ấy, Trường xách đầy một ba lô quần áo bẩn có lẽ tích góp cả tuần mang về. Máy giặt thì có sẵn nhưng cậu không bao giờ cậu chủ động giặt, cứ về là trút vào máy rồi hôm đi lại tìm quần áo sạch mang đi.
Thứ 7, Phương vẫn phải đi làm cả ngày, trong khi Tuyến chỉ làm nửa ngày. Vậy là nửa ngày 2 anh em "hàn huyên" với game, kèm theo đó là la liệt vỏ đồ ăn, thức uống bày khắp phòng. Nhiều lần 8 giờ tối thứ 7 Phương mới lết chân về nhà, nhìn cảnh bếp núc lạnh tanh, nhà cửa ngập rác, trong khi hai anh em co chân lên chơi game mà "sôi máu".
Chia sẻ với chị hàng xóm, Phương cho biết: "Đi làm cả tuần đã mệt, chỉ mong ngày nghỉ được xả hơi chút ít thì cuối tuần mình còn vất vả gấp đôi, gấp ba. Hết giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, phục vụ ăn uống hai ông tướng ấy đã đủ quay cuồng rồi. Góp ý cũng chỉ dám góp ý nhẹ nhàng, chứ ai dám đuổi em chồng ra khỏi nhà. Mình thì sạch sẽ, nó thì lười biếng, vô ý thức, ở bẩn... Giờ nhác thấy bóng nó, em đã ngao ngán lắm rồi".
Không chỉ dừng lại ở đó, Tuyến còn gợi ý mỗi tháng phụ thêm cho Trường 2 triệu. Vừa nghe, Phương đã tức ra mặt, nhưng cô vẫn cố phân tích: "Lương hưu của bố mẹ thoải mái để nuôi Trường ăn học. Vợ chồng mình có giàu có gì đâu, nhà cửa chưa có, không tiết kiệm thì lấy đâu ra anh. Mà em nghĩ không nên cho nó quá nhiều tiền, dễ hư hỏng...".
Vừa dứt lời, Tuyến phản bác lại ngay: "Đúng là đàn bà, chỉ ki ki về mình. Cho em chồng chứ cho ai mà thiệt, lọt sàng xuống nia". Phương tức phát khóc mà không dám cãi lại. Thế là chẳng màng tới ý kiến của vợ, mỗi tháng Tuyến tự động trích 2 triệu tiền lương chuyển cho Trường. Đồng nghĩa với nó là khoản tiết kiệm cố định của vợ chồng cũng bị hụt đi từng ấy.
Được 1 thời gian ở kí túc xá, Trường chuyển hẳn đến ở với hai vợ chồng. Hình như được anh trai "bật đèn xanh" nên cậu ta cũng chẳng cất lời hỏi chị dâu một tiếng. Phương cằn nhằn thì Tuyến lại giở giọng: "Em mình, mình không cưu mang thì ai cưu mang. Em chỉ biết nghĩ cho mình".
Bố mẹ cho tiền mua cái xe máy số, không hiểu Trường "moi móc" thế nào mà hai anh em nghễu nghện rước về chiếc Air Blade mới tinh. Rồi từ điện thoại bình dân, một phát Tuyến mua Iphone 5, máy tính cũng đổi từ đời thấp sang đời cao.
Cuộc sống của vợ chồng Phương êm ấm cho đến ngày Trường - em chồng, vào đại học. Năm thứ nhất, Trường ở kí túc xá nhưng cứ đều đặn hai ngày cuối tuần, Trường lại về nhà anh chị tá túc. Mỗi lần ấy, Trường xách đầy một ba lô quần áo bẩn có lẽ tích góp cả tuần mang về. Máy giặt thì có sẵn nhưng cậu không bao giờ cậu chủ động giặt, cứ về là trút vào máy rồi hôm đi lại tìm quần áo sạch mang đi.
Thứ 7, Phương vẫn phải đi làm cả ngày, trong khi Tuyến chỉ làm nửa ngày. Vậy là nửa ngày 2 anh em "hàn huyên" với game, kèm theo đó là la liệt vỏ đồ ăn, thức uống bày khắp phòng. Nhiều lần 8 giờ tối thứ 7 Phương mới lết chân về nhà, nhìn cảnh bếp núc lạnh tanh, nhà cửa ngập rác, trong khi hai anh em co chân lên chơi game mà "sôi máu".
Chia sẻ với chị hàng xóm, Phương cho biết: "Đi làm cả tuần đã mệt, chỉ mong ngày nghỉ được xả hơi chút ít thì cuối tuần mình còn vất vả gấp đôi, gấp ba. Hết giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, phục vụ ăn uống hai ông tướng ấy đã đủ quay cuồng rồi. Góp ý cũng chỉ dám góp ý nhẹ nhàng, chứ ai dám đuổi em chồng ra khỏi nhà. Mình thì sạch sẽ, nó thì lười biếng, vô ý thức, ở bẩn... Giờ nhác thấy bóng nó, em đã ngao ngán lắm rồi".
Không chỉ dừng lại ở đó, Tuyến còn gợi ý mỗi tháng phụ thêm cho Trường 2 triệu. Vừa nghe, Phương đã tức ra mặt, nhưng cô vẫn cố phân tích: "Lương hưu của bố mẹ thoải mái để nuôi Trường ăn học. Vợ chồng mình có giàu có gì đâu, nhà cửa chưa có, không tiết kiệm thì lấy đâu ra anh. Mà em nghĩ không nên cho nó quá nhiều tiền, dễ hư hỏng...".
Vừa dứt lời, Tuyến phản bác lại ngay: "Đúng là đàn bà, chỉ ki ki về mình. Cho em chồng chứ cho ai mà thiệt, lọt sàng xuống nia". Phương tức phát khóc mà không dám cãi lại. Thế là chẳng màng tới ý kiến của vợ, mỗi tháng Tuyến tự động trích 2 triệu tiền lương chuyển cho Trường. Đồng nghĩa với nó là khoản tiết kiệm cố định của vợ chồng cũng bị hụt đi từng ấy.
Được 1 thời gian ở kí túc xá, Trường chuyển hẳn đến ở với hai vợ chồng. Hình như được anh trai "bật đèn xanh" nên cậu ta cũng chẳng cất lời hỏi chị dâu một tiếng. Phương cằn nhằn thì Tuyến lại giở giọng: "Em mình, mình không cưu mang thì ai cưu mang. Em chỉ biết nghĩ cho mình".
Bố mẹ cho tiền mua cái xe máy số, không hiểu Trường "moi móc" thế nào mà hai anh em nghễu nghện rước về chiếc Air Blade mới tinh. Rồi từ điện thoại bình dân, một phát Tuyến mua Iphone 5, máy tính cũng đổi từ đời thấp sang đời cao.
Phương nghi ngờ không hiểu cậu em chồng "đào" đâu ra lắm tiền thế. Đến hôm nghe được câu chuyện hai anh em thủ thỉ thì cô mới vỡ lẽ. Mỗi lần có ý định sắm sửa thứ gì, Trường lại rủ rỉ với ông anh trai theo kiểu: "Em tích góp được từng này, bố mẹ cho từng này, giờ còn thiếu tí mà không xoay đâu ra...".
Cứ thế, Tuyến không ngần ngại bù vào khoản "thiếu tí" kia để em trai được thỏa mơ ước. Song điều khiến Phương thắc mắc là tiền lương của anh cô đã giữ hết, vậy anh lấy đâu ra tiền cho em trai?
Cứ thế, Tuyến không ngần ngại bù vào khoản "thiếu tí" kia để em trai được thỏa mơ ước. Song điều khiến Phương thắc mắc là tiền lương của anh cô đã giữ hết, vậy anh lấy đâu ra tiền cho em trai?
Sau vài ngày điều tra, Phương phát hiện chồng còn có một thẻ ATM khác để giữ những khoản tiền kiếm thêm. Cô tức tốc làm rùm beng lên: "Anh lập quỹ đen rồi dấm dúi cho em trai à? Vợ vì bạc mặt kiếm từng đồng tiết kiệm mua nhà, anh thì ung dung coi như đã hoàn thành trách nhiệm rồi phải không?".
Phân trần được vài câu, Tuyến lập tức lên giọng quát tháo: "Tiền tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi đã nộp đủ lương, cô còn đòi hỏi gì nữa? Em tôi, tôi có trách nhiệm lo cho nó đàng hoàng. Cô lúc nào cũng chỉ xét nét nó. Đúng là loại khác máu tanh lòng".
"Rõ ràng mình là người vất vả, khổ sở từ khi nó về sống chung, thế mà chồng không coi ra gì. Trong mắt chồng, vợ cũng chỉ là kẻ khác máu tanh lòng thì em chồng, nhà chồng còn coi mình là cái gì..." - kể chuyện với chị hàng xóm, Phương gạt nước mắt trong nỗi ấm ức tột cùng.
"Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1" (Ảnh minh họa).
Không may mắn được sống riêng như Phương, Hoài (Tây Tựu, Hà Nội) đã phải nếm cảnh sống chung ngay sau ngày cưới.
"Lúc yêu, chỉ nghĩ đơn giản người đàn ông quan tâm, yêu chiều bố mẹ thì sau này mình cũng được đối xử tương tự. Tao chẳng bao giờ nghĩ đến mặt trái của kiểu người này: coi mẹ là nhất, mẹ chỉ có một chứ vợ bỏ người này sẽ có người khác" - trong một lần buồn bã vì cãi nhau với chồng, Hoài đã "dốc bầu tâm sự" với cô bạn thân.
Theo lời Hoài kể, ngay hôm cưới, Hoài đã lờ mờ cảm nhận "bất thường" ở Huấn. Chỉ vì chưa thống nhất được chuyện đồ lễ mà Huấn đã dõng dạc tuyên bố: "Anh chỉ có một mẹ thôi đấy!". Không nói vế sau nhưng chỉ thế cũng đủ để Hoài hiểu: cô phải theo ý của nhà trai, mà cụ thể là mẹ Huấn.
Về sống chung, Hoài phải đảm nhận toàn bộ việc cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... cho 5 người. Mặc dù mẹ chồng còn khá trẻ, bố chồng đã về hưu song chẳng ai giúp cô việc gì trong nhà. Hoài cũng phải đi làm cả tuần giống như chị chồng, nhưng trong khi chị chồng về đến nhà là tót lên phòng nằm nghỉ thì cô phải lúi húi vừa nấu nướng, vừa dọn dẹp.
Thảm họa nhất với Hoài đó là vào cuối tuần. Gần như lần nào cũng có giỗ chạp, liên hoan. Việc đi chợ, nấu nướng tất nhiên Hoài phải đảm nhận hết. Mẹ chồng chỉ thông báo ngắn gọn: "Mai làm 3 mâm con nhé!", hoặc "Mai có khoảng chục người".
Lương lậu thì bèo bọt mà từ ngày về nhà chồng, Hoài phải lo chi tiêu cho ngần ấy miệng ăn. Mẹ chồng chẳng đoái hoài gì. Chị chồng cũng không đóng góp. Mỗi lần giỗ chạp cũng không thấy ai nói chuyện tiền nong.
Sau một thời gian thấy "lạ", Hoài dò hỏi thì Huấn thẳng thắn: "Anh là con trai cả, đến miếng ăn không nuôi được cả nhà thì còn mặt mũi nào. Có điên hay sao mà bắt mọi người đóng góp. Ăn uống đáng bao nhiêu mà tính toán. Đúng là phụ nữ, chỉ tiền với nong".
Phân trần được vài câu, Tuyến lập tức lên giọng quát tháo: "Tiền tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi đã nộp đủ lương, cô còn đòi hỏi gì nữa? Em tôi, tôi có trách nhiệm lo cho nó đàng hoàng. Cô lúc nào cũng chỉ xét nét nó. Đúng là loại khác máu tanh lòng".
"Rõ ràng mình là người vất vả, khổ sở từ khi nó về sống chung, thế mà chồng không coi ra gì. Trong mắt chồng, vợ cũng chỉ là kẻ khác máu tanh lòng thì em chồng, nhà chồng còn coi mình là cái gì..." - kể chuyện với chị hàng xóm, Phương gạt nước mắt trong nỗi ấm ức tột cùng.
"Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1" (Ảnh minh họa).
Không may mắn được sống riêng như Phương, Hoài (Tây Tựu, Hà Nội) đã phải nếm cảnh sống chung ngay sau ngày cưới.
"Lúc yêu, chỉ nghĩ đơn giản người đàn ông quan tâm, yêu chiều bố mẹ thì sau này mình cũng được đối xử tương tự. Tao chẳng bao giờ nghĩ đến mặt trái của kiểu người này: coi mẹ là nhất, mẹ chỉ có một chứ vợ bỏ người này sẽ có người khác" - trong một lần buồn bã vì cãi nhau với chồng, Hoài đã "dốc bầu tâm sự" với cô bạn thân.
Theo lời Hoài kể, ngay hôm cưới, Hoài đã lờ mờ cảm nhận "bất thường" ở Huấn. Chỉ vì chưa thống nhất được chuyện đồ lễ mà Huấn đã dõng dạc tuyên bố: "Anh chỉ có một mẹ thôi đấy!". Không nói vế sau nhưng chỉ thế cũng đủ để Hoài hiểu: cô phải theo ý của nhà trai, mà cụ thể là mẹ Huấn.
Về sống chung, Hoài phải đảm nhận toàn bộ việc cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... cho 5 người. Mặc dù mẹ chồng còn khá trẻ, bố chồng đã về hưu song chẳng ai giúp cô việc gì trong nhà. Hoài cũng phải đi làm cả tuần giống như chị chồng, nhưng trong khi chị chồng về đến nhà là tót lên phòng nằm nghỉ thì cô phải lúi húi vừa nấu nướng, vừa dọn dẹp.
Thảm họa nhất với Hoài đó là vào cuối tuần. Gần như lần nào cũng có giỗ chạp, liên hoan. Việc đi chợ, nấu nướng tất nhiên Hoài phải đảm nhận hết. Mẹ chồng chỉ thông báo ngắn gọn: "Mai làm 3 mâm con nhé!", hoặc "Mai có khoảng chục người".
Lương lậu thì bèo bọt mà từ ngày về nhà chồng, Hoài phải lo chi tiêu cho ngần ấy miệng ăn. Mẹ chồng chẳng đoái hoài gì. Chị chồng cũng không đóng góp. Mỗi lần giỗ chạp cũng không thấy ai nói chuyện tiền nong.
Sau một thời gian thấy "lạ", Hoài dò hỏi thì Huấn thẳng thắn: "Anh là con trai cả, đến miếng ăn không nuôi được cả nhà thì còn mặt mũi nào. Có điên hay sao mà bắt mọi người đóng góp. Ăn uống đáng bao nhiêu mà tính toán. Đúng là phụ nữ, chỉ tiền với nong".
Hoài tròn mắt: "Sao lại không đáng anh? Anh biết 1 tháng 5 người ăn hết bao tiền không? Một mâm cỗ sắp tại nhà bao nhiêu mới đủ không?". Nói rồi Huấn rút ví quẳng trước mặt Hoài mấy đồng 5 trăm ngàn như bố thí.
Hoài tâm sự với bạn trong uất nghẹn: "Điều tao cần là sự chia sẻ từ chồng. Đằng này anh ấy cứ làm như tao chỉ cần tiền. Anh ấy không hề biết vợ mệt mỏi, khổ sở thế nào khi một tháng 30 ngày ngập đầu trong việc nhà, phục vụ gia đình chồng với mỗi người một tính".
Kể cả khi Hoài mang bầu, mọi người cũng không đỡ đần việc nhà cho cô. Có bao nhiêu việc Hoài vẫn phải cáng đáng hết. Lúc ốm nghén, người mệt không nhấc nổi dậy, Huấn hỏi giọng lạnh lùng: "Người ta bầu bí vẫn đi lại phăm phăm. Hay em định 'biểu tình' không nấu nướng gì cho cả nhà?".
Hoài ứa nước mắt: "Anh có còn là chồng em không đấy? Anh lo cả nhà chết đói, lo cái thân anh không có gì ăn thế em không nuốt được thứ gì vào bụng từ sáng tới giờ anh có biết không?". Lúc ấy, Huấn mới xuống nhà "thông báo tình hình" và đi mua cho vợ bát cháo.
Hoài giãi bày: "Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1. Mình có chăm chỉ, làm lụng bao nhiêu cũng chỉ được chồng coi đó là nghĩa vụ phải làm. Mình mệt mỏi, vất vả đến mấy mà cả nhà họ được an nhà, sung sướng thì chồng vẫn vui. Ôi chồng, suy cho cùng họ cũng chỉ coi bố mẹ, ruột thịt là nhất. Mình dù có sống cả đời thì cũng bị coi như kẻ khác máu tanh lòng".
Hoài tâm sự với bạn trong uất nghẹn: "Điều tao cần là sự chia sẻ từ chồng. Đằng này anh ấy cứ làm như tao chỉ cần tiền. Anh ấy không hề biết vợ mệt mỏi, khổ sở thế nào khi một tháng 30 ngày ngập đầu trong việc nhà, phục vụ gia đình chồng với mỗi người một tính".
Kể cả khi Hoài mang bầu, mọi người cũng không đỡ đần việc nhà cho cô. Có bao nhiêu việc Hoài vẫn phải cáng đáng hết. Lúc ốm nghén, người mệt không nhấc nổi dậy, Huấn hỏi giọng lạnh lùng: "Người ta bầu bí vẫn đi lại phăm phăm. Hay em định 'biểu tình' không nấu nướng gì cho cả nhà?".
Hoài ứa nước mắt: "Anh có còn là chồng em không đấy? Anh lo cả nhà chết đói, lo cái thân anh không có gì ăn thế em không nuốt được thứ gì vào bụng từ sáng tới giờ anh có biết không?". Lúc ấy, Huấn mới xuống nhà "thông báo tình hình" và đi mua cho vợ bát cháo.
Hoài giãi bày: "Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1. Mình có chăm chỉ, làm lụng bao nhiêu cũng chỉ được chồng coi đó là nghĩa vụ phải làm. Mình mệt mỏi, vất vả đến mấy mà cả nhà họ được an nhà, sung sướng thì chồng vẫn vui. Ôi chồng, suy cho cùng họ cũng chỉ coi bố mẹ, ruột thịt là nhất. Mình dù có sống cả đời thì cũng bị coi như kẻ khác máu tanh lòng".
Về nhà chồng được vài tháng, chị mới hiểu ra rằng, với chồng, vũ trụ chính là mẹ, còn vợ chưa là gì cả.