Virus corona: Sự lây truyền đến chóng mặt trên toàn cầu khiến đâu đâu cũng hiện nỗi "khiếp đảm", nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng phải thốt lên điều này!

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Coronavirus xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 và sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu khiến các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng đang cân nhắc về mức độ nguy hiểm của nó.

Chỉ trong một thời gian ngắn, virus corona do chủng nCOV-2019 đã lây nhiễm cho 17.200 người, làm tử vong 361 người trên toàn thế giới. Mới hôm thứ 5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đây là dịch bệnh mang ý nghĩa khẩn cấp toàn cầu.

Thống kê từ Trung Quốc chỉ ra rằng chỉ có hơn 2% số người bị nhiễm virus corona đã tử vong. Điều đó cho thấy nó có thể ít gây tử vong hơn những chủng corona khác như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Coronavirus: Sự lan truyền đến chóng mặt trên toàn cầu khiến đâu đâu cũng hiện nỗi "khiếp đảm" - Ảnh 1.

Nhưng có một sự thật là đến nay chúng ta vẫn chẳng thể khống chế được căn bệnh này. Các chuyên gia về bệnh cảnh báo rằng chúng ta sẽ mất khoảng vài tuần nữa để tự tin nắm được cách thức virus corona mới hoạt động nhanh như thế nào và xét nghiệm chẩn đoán chính xác cũng như điều trị đúng ra sao.

BS William Schaffner, giáo sư y học dự phòng và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, nói với Reuters, không phải ai cũng hiểu về chủng virus gây bệnh viêm phổi cấp này. Ông chia sẻ: "Tất cả các chuyên gia, bao gồm cả tôi, đều muốn nói với công chúng rằng có nhiều điều chúng tôi không biết về con virus này và song song với việc thông tin đến mọi người, chúng tôi cũng phải học hỏi, nghiên cứu mới tìm ra vấn đề".

Một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu virus mới có sự tương đồng với bệnh cúm mùa không khi nó có tỷ lệ tử vong thấp nhưng lây nhiễm cho nhiều người đến mức hơn nửa triệu người có thể tử vong vì căn bệnh này mỗi năm theo ước tính sức khỏe toàn cầu.

Coronavirus dễ dàng lây nhiễm và dẫn đến tử vong như thế nào?

Theo giới chuyên gia, các thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ tử vong do mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán là khoảng 2,2%, nhưng tỷ lệ thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn vì có nhiều trường hợp chưa được xác nhận. Virus SARS đã giết chết khoảng 10% trong tổng số các trường hợp bị nhiễm bệnh, trong khi dịch MERS được xác định vào năm 2012 có tỷ lệ tử vong khoảng 35%.

Coronavirus: Sự lan truyền đến chóng mặt trên toàn cầu khiến đâu đâu cũng hiện nỗi "khiếp đảm" - Ảnh 3.

Theo giới chuyên gia, các thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ tử vong do mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán là khoảng 2,2%, nhưng tỷ lệ thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn vì có nhiều trường hợp chưa được xác nhận.

Trong các vụ dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, các trường hợp nghiêm trọng nhất được xác định đầu tiên. Nhiễm coronavirus có thể từ các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ đến các trường hợp nghiêm trọng gây viêm phổi, bệnh hô hấp cấp tính và tử vong. Ông Schaffner cho hay: "Khoảng 20% trường hợp được xác nhận trong vụ dịch coronavirus ở Trung Quốc được phân loại là nghiêm trọng, tương tự như SARS và MERS".

Chủng nCOV-2019 lây nhiễm như thế nào?

Virus corona chưa từng được biết trước đây được cho là có nguồn gốc từ động vật hoang dã buôn bán bất hợp pháp tại một chợ động vật ở Vũ Hán bắt đầu gây rối loạn từ cuối năm ngoái. Trong vài tuần, nó dường như có khả năng truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước khi người nhiễm bệnh thở ra, ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lây lan qua các bề mặt bị ô nhiễm như tay nắm cửa hoặc lan can...

Coronavirus: Sự lan truyền đến chóng mặt trên toàn cầu khiến đâu đâu cũng hiện nỗi "khiếp đảm" - Ảnh 4.

Virus corona chưa từng được biết trước đây được cho là có nguồn gốc từ động vật hoang dã buôn bán bất hợp pháp tại một chợ động vật ở Vũ Hán bắt đầu gây rối loạn từ cuối năm ngoái.

GS Jonathan Ball (giáo sư về virus học phân tử tại Đại học Nottingham, Anh) cho biết, sự nhanh chóng của đợt bùng phát này là đáng kinh ngạc và chắc chắn nhanh hơn nhiều so với SARS. Thời gian ủ bệnh được ước tính trong khoảng từ 1-14 ngày và có vô số những giai thoại về việc người lây nhiễm sang người trong khi không hề biết bản thân nhiễm loại virus này trước đó. Mặc dù vậy, BS Neil Ferguson, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, nói rằng còn quá sớm để biết liệu cái gọi là bệnh có khả năng "siêu lây lan" xảy ra với MERS và SARS có xảy ra với coronavirus mới hay không.

Trước tình hình coronavirus lan rộng toàn cầu, các quốc gia đã làm gì?

Có khoảng 60 triệu người đang bị "cầm chân" tại Hồ Bắc, trong đó Vũ Hán là thủ đô. Úc, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và Indonesia... đang cách ly người để di tản khỏi Trung Quốc trong ít nhất 2 tuần.

Coronavirus: Sự lan truyền đến chóng mặt trên toàn cầu khiến đâu đâu cũng hiện nỗi "khiếp đảm" - Ảnh 6.

Úc, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và Indonesia... đang cách ly người để di tản khỏi Trung Quốc trong ít nhất 2 tuần.

Nhiều hãng hàng không toàn cầu đã tạm dừng hoặc thu nhỏ lại các chuyến bay trực tiếp đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Các chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc đã chủ động nắm bắt được nhiều thông tin hơn so với thời kỳ dịch SARS năm 2003, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại về việc thực tế họ chia sẻ bao nhiêu điều đã biết với các quốc gia trên toàn cầu. Điều này làm mọi thứ trở nên khó khăn trong việc khống chế dịch bệnh do virus corona mới gây nên.

#ICT_anti_nCoV

(Nguồn: Reuters)

Chia sẻ