Về già thông minh là phải biết tránh xa 4 kiểu người này, nhờ vậy tuổi xế chiều mới yên ổn nhiều phúc
Đến một độ tuổi nhất định, chuyện sinh lão bệnh tử tự nhiên bình thường như mây trôi trên trời, lá rụng về cội.
Trong chớp mắt, loay hoay nửa đời cũng đã đến tuổi nghỉ hưu và bước vào cuộc sống cần phải an hưởng thời gian còn lại. Không còn nỗi lo công việc, thị phi cũng không màng tới.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, chúng ta không nên quá tùy tiện với cuộc sống, mà vẫn nên thận trọng trong lời nói và hành động của mình, chú ý một số vấn đề trong quá trình tiếp xúc với người khác để tránh rước họa vào thân, phúc phần tan biến.
Người thông minh luôn biết cách tránh xa 4 “nhân cách độc hại” này:
1. Lợi dụng
Sau khi nghỉ hưu, dù giàu có đến đâu, bạn cũng nên tránh xa những người có tính cách "lợi dụng". Kiểu người này thực chất là ích kỷ và không có tinh thần “đôi bên cùng hưởng lợi”, họ cho rằng việc bạn cho đi sự giúp đỡ là điều đương nhiên.
Nói chi đâu xa, bạn bè, họ hàng gần gũi, thậm chí là con cái cũng có thể mang loại tính cách này.
Chẳng hạn, con cái của một số gia đình, chúng được nuông chiều từ nhỏ, cha mẹ cũng đáp ứng những yêu cầu của con. Kết quả là khi con cái lớn lên, chúng trở nên lười biếng, tham lam, chỉ thích sống nhờ vào bố mẹ dẫu họ đã già không còn sức.
Do đó, cách “tránh xa” hiệu quả nhất chính là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Hãy dạy con biết cách tự lập sớm, chăm chỉ học hành và kiếm tiền, để sau này già đi có thể tập trung vào bản thân, bớt nhiều gánh nặng trên vai.
2. Kiêu ngạo
Sau khi nghỉ hưu, để đảm bảo cuộc sống bình lặng, chúng ta nên cố gắng tránh xa những người có tính cách kiêu ngạo và tự đắc, lúc nào cũng nghĩ mình là trung tâm, cho mình luôn đúng.
Một số người có thể có cảm giác tự tôn mạnh mẽ trong lòng, cho rằng cuộc sống của mình tốt hơn hầu hết mọi người, cư xử rất cao ngạo, thường hành xử theo cách coi thường người khác và nói những điều làm tổn thương.
Trong quá trình giao tiếp, họ thường khoe khoang sự giàu có hoặc tiền đồ của con cái, tỏ ra tự cao và thích “coi thường người khác”.
Lúc này, cách đáp trả sâu cay nhất chính là tránh xa càng sớm càng tốt, nhắm mắt làm ngơ trước những lời phù phiếm.
3. Phàn nàn và kể khổ
Những người thích kể khổ, khi gặp vấn đề, họ đầu tiên chọn cách phàn nàn thay vì nghĩ hướng giải quyết.
Trên thực tế, những người như vậy trong lòng rất bi quan, không đủ tự tin vào khả năng của mình, cho rằng bản thân không thể giải quyết vấn đề nên trút bỏ cảm xúc bằng lời than thân trách phận, tìm kiếm sự đồng cảm.
Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, chúng ta nên cố gắng tránh xa kiểu người này, để không bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc, truyền nhiễm sự tiêu cực.
Kể khổ như liều thuốc độc, người thích than thân trách phận đi đến đâu cũng phủ lớp bóng tối khiến ai cũng chán ghét.
Trưởng thành rồi mới hiểu, cuộc sống không thể luôn thuận buồm xuôi gió, bạn sẽ gặp phải những rắc rối và vấn đề. Nếu cứ phàn nàn đủ thứ thì chúng ta sẽ chỉ sống trong năng lượng tiêu cực và bi quan. Tuổi già nên cần có cái nhìn dung dị và bình thường hơn, cũng cần những khoảng lặng để an nhàn.
4. Miệng cười, lòng nham hiểm
Trong cuộc sống có một số người bề ngoài thường tươi cười, làm việc tốt, không nhìn ra khuyết điểm nhưng bên trong lại rất nham hiểm, xảo quyệt. Thật đúng với câu: Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Đôi bên cho dù từng rất hòa hợp với nhau nhưng khi có xung đột lợi ích thì dễ dàng lộ ra bản chất thật.
Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, dù đã lớn tuổi nhưng cũng phải có khả năng phân biệt rõ ràng trắng đen, vận dụng tối đa mắt nhìn người để sàng lọc mối quan hệ.
Thế nào là người chân thành, thế nào là người xấu xa… Chúng ta phải có đầu óc tỉnh táo và không quá tin tưởng người khác, nếu không cuối cùng chắc chắn bạn sẽ phải chịu thiệt thòi.