Ung thư ‘sợ’ những thực phẩm này, nên thêm vào bữa ăn để 'tránh xa căn bệnh tử thần'

Thanh Huyền,
Chia sẻ

Bên cạnh việc tránh xa các yếu tố gây ung thư, bạn cũng nên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ung thư hiện là vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Nguyên nhân gây ra ung thư có rất nhiều, có thể do các tác nhân bên ngoài (như môi trường, lối sống,…) hay do các tác nhân bên trong (gen ung thư di truyền).

Tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 30 - 40% các loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm phòng chống ung thư. Dưới đây là một số loại thực phẩm phòng chống ung thư bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Măng tây

Hoạt chất glutathione trong măng tây là một chất chống oxy hóa, có khả năng giải độc. Theo viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, măng tây cung cấp hàm lượng glutathione dồi dào, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh ung thư trong cơ thể.

Bên cạnh đó, măng tây cũng rất giàu vitamin B và folate. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2010 cho thấy, vitamin B6 kết hợp với folate và methionine có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Ngoài ra, măng tây cũng chứa một lượng lớn vitamin C, E và protein tăng cường khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn những tác hại của gốc tự do đến tế bào, tăng khả năng miễn dịch.

Ung thư ‘sợ’ những thực phẩm này, nên thêm vào bữa ăn để 'tránh xa căn bệnh tử thần' - Ảnh 1.

Tỏi

Tỏi rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Những người ăn tỏi thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn nhiều so với những người không ăn tỏi, đặc biệt ăn tỏi sống có tác dụng phòng chống ung thư tốt hơn.

Hành tây

Hành tây có chứa chất chống ung thư tự nhiên - quercetin, có thể kích thích hệ thống miễn dịch và có tác dụng ức chế nhất định các tế bào ung thư sản sinh trong cơ thể.

Ngoài ra, chất allicin chứa trong hành tây một mặt có thể kích thích sản xuất axit dịch vị, cải thiện sự thèm ăn, mặt khác có thể thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó tiêu. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, ăn nhiều hành tây có thể giúp bệnh thuyên giảm.

Bắp cải

Trong bắp cải trắng có nhiều chất chống oxy hóa cao như vitamin A, vitamin C và các hợp chất phytonutrient như chất thiocyanates, lutein, sulforaphane. Chất Sulforaphane phá hủy các tế bào gây ung thư một cách có chọn lọc bằng cách ngăn ngừa hiệu quả tế bào ung thư phát tán hay tái sinh.

Các nhà khoa học của trường đại học Michigan đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Sở dĩ như vậy là vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy trong chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú. Nếu ăn một tuần một lần bắp cải sẽ giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu hai tuần một lần sẽ giảm được 40%. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, người thường xuyên ăn bắp cải có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ruột giảm tỷ lệ ung thư thanh quản, phổi, thực quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, hậu môn.

Ung thư ‘sợ’ những thực phẩm này, nên thêm vào bữa ăn để 'tránh xa căn bệnh tử thần' - Ảnh 1.

Nấm

Hiện nay có hàng trăm loại nấm với lượng dinh dưỡng khác nhau nhưng tất cả đều được biết đến là chất tăng cường miễn dịch. Có một số loại đã được sử dụng để chống lại sự phát triển của khối u và giúp tái tạo tế bào như reishi, cordyceps và maitake.

Tảo bẹ

Tảo bẹ chứa nhiều natri và iốt nên có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản và ung thư ruột kết. Iốt cũng là chất chủ chốt để ngăn ngừa ung thư vú. Do đó, các bạn nữ thường xuyên ăn tảo bẹ có thể giảm nguy cơ ung thư vú, đó là lý do tại sao xác suất ung thư vú ở vùng ven biển thấp hơn nhiều so với phụ nữ ở trong đất liền.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có thể loại bỏ tác động đột biến của nitrosamine, chống ung thư. Chất caroten có trong hạt bí ngô có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư phổi.

Hơn nữa caroten có thể được chuyển hóa thành vitamin A, một chất dinh dưỡng bị thiếu của cơ thể để ngăn tế bào bình thường trở thành ung thư. Đồng thời, chất này giúp phục hồi chức năng gan thận, tăng cường khả năng tái tạo của tế bào gan thận, phòng ngừa hiệu quả ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt...

Củ nghệ

Củ nghệ chứa một thành phần quan trọng gọi là curcumin, được biết đến rộng rãi vì tính chống ung thư của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy cho nghệ vào thức ăn hằng ngày sẽ giúp chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.

Ăn nghệ hoặc curcumin còn giúp kiểm soát sự phát triển của tổn thương tiền ung thư, đặc biệt là trong trường hợp ung thư miệng. Ngoài ra, chiết xuất dầu nghệ giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Kháng thuốc là một trong những thách thức chính mà bệnh nhân ung thư gặp phải. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất curcumin chứa trong nghệ giúp điều chỉnh các tế bào ung thư và do đó đảo ngược kháng thuốc. Tiêu thụ khoảng 6-8 g nghệ hằng ngày giúp hạn chế kháng thuốc ở các tế bào ung thư.

Trà (chè)

Trà là thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư phổi. Các chất hữu hiệu trong trà có thể kết hợp và tách ra khỏi các chất gây ung thư, có thể làm giảm hoạt động của các tế bào ung thư. Nó có tác dụng tốt trong việc ức chế các tế bào ung thư.

Hơn nữa, một số dữ liệu điều tra nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống trà trong thời gian dài sống lâu hơn những người không uống trà. Đó cũng là lý do tại sao mà người Nhật sống thọ nhất thế giới, bởi họ thường xuyên uống trà và có hẳn một nghệ thuật trà đạo đầy tinh tế.

Chia sẻ