U80, tôi được cháu trai chăm sóc còn 5 con ruột “ngó lơ”: Thì ra tuổi già chỉ mất đi thứ này là “tay trắng”
Khi đã có tuổi, cụ bà gần 80 tuổi mới nhận ra giá trị của tình thân. Nếu như chúng ta đánh mất thứ này, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa.
Bài viết được đăng tải trên diễn đàn Toutiao là lời tâm sự của cụ bà họ Hạ, đến từ Trung Quốc. Câu chuyện này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dùng mạng.
Tôi năm nay 75 tuổi, sống ở 1 vùng quê tại Trung Quốc. Tôi sinh được 5 người con cả trai lẫn gái. Sau khi chồng qua đời, các con tôi cũng đều chuyển lên thành phố sinh sống và làm việc. Chúng đều có gia đình riêng nên thời gian dành cho tôi không nhiều. Hơn nữa, khoảng cách địa lý xa xôi càng khiến tôi và các con ít khi gặp gỡ.
Từ khi bước sang tuổi 70 tới nay, sức khỏe của tôi có phần sụt giảm. Tôi thường cảm thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất ổn, cũng không còn minh mẫn như xưa. Có lẽ bởi vậy nên tôi cần 1 người ở bên cạnh và chăm sóc. Vì bận công việc và gia đình trên thành phố, các con đều không đồng ý chuyển về quê chăm sóc tôi. Những ngày tôi ốm bệnh, các con cũng chỉ tranh thủ ghé thăm 1 chút rồi lại đi. Điều này khiến bản thân không khỏi chạnh lòng, nhưng tôi không thể ép buộc ai.
Dù không có con cái bên cạnh nhưng Tiểu Lâm - cháu ngoại của tôi lại quyết định sống ở quê nhà. Cháu trai năm nay 27 tuổi, là con trưởng của con gái cả nhà tôi. Dù bố mẹ ở trên thành phố nhưng Tiểu Lâm vẫn sống tại quê hương vì cho rằng không hợp với cuộc sống phố thị.
Từ ngày chuyển về quê sinh sống, Tiểu Lâm lúc nào cũng thăm nom và chăm sóc tôi chu đáo. Tiểu Lâm mua được 1 căn nhà nhỏ nhờ làm việc chăm chỉ và được bố mẹ hỗ trợ thêm. Nhìn thấy cháu có được căn nhà đàng hoàng, khang trang dù tuổi còn trẻ, tôi cũng thấy yên tâm. Ngày ngày, Tiểu Lâm làm việc chăm chỉ ở cơ quan, chiều và tối lại dành thời gian cho gia đình. Gần như mỗi tối, Tiểu Lâm đều qua nhà thăm tôi, hỏi han về chuyện cơm nước, sức khỏe… Nếu như ngày nào cháu trai bận, không thể qua thăm thì cháu dâu sẽ tới hỏi han, trò chuyện với tôi.
Tuổi già cần giữ gìn tình thân
Cho tới 1 ngày, tôi đột ngột đổ bệnh nặng, phải nhập viện và điều trị. Bác sĩ cũng khuyên rằng tôi không nên sống 1 mình vì có thể nguy hiểm tới tính mạng. Từ ấy trở đi, cháu trai luôn túc trực ở bệnh viện, chăm sóc cho tôi mỗi ngày. Sau khi xuất viện, cháu trai còn quyết định đón tôi đến nhà sống cùng để tiện chăm sóc. Khi trò chuyện với Tiểu Lâm, cháu nói 1 câu khiến tôi không nén nổi xúc động: “Nếu như bố mẹ con hay các bác, các cô không có trách nhiệm chăm sóc khi bà về già, thì con sẽ là người nhận trách nhiệm ấy. Sau này, con sẽ đối xử với bố mẹ giống như cách bố mẹ đối xử với bà”. Tiểu Lâm còn dặn thêm: “Bây giờ bà chỉ cần sống thật khỏe mạnh, không cần lo lắng điều gì vì đã có con rồi”.
Sau lời nói của Tiểu Lâm, tôi không còn nghĩ tới việc các con “ngó lơ” mình dù đau ốm. Tôi chỉ nghĩ rằng mình nên trân trọng những gì mình đang có và sống thật khỏe mạnh như lời Tiểu Lâm nói. Đến sống nhà cháu trai, tôi đưa khoản tiền tiết kiệm của mình cho cháu để cháu không gặp áp lực tài chính. Tôi tin rằng đây là quyết định đúng đắn trong đời mình.
Tôi nhận ra, khi về già, con người ta mong muốn có con cháu quây quần bên cạnh. Nếu như người nào đó đánh mất đi tình cảm gia đình, họ sẽ phải sống trong cô đơn những năm tháng cuối đời. Chúng ta có thể có tiền hoặc không, nhưng ta nên giữ lấy những tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim của những người thân trong gia đình.