Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế

Haley,
Chia sẻ

Mười năm, ba mươi năm hay cả một đời người phụ nữ đã theo nghề truyền thống, đối với họ đó không chỉ là công việc để mưu sinh, mà còn là việc giữ gìn một "đặc sản" mỗi khi người ta nhắc đến Hà Nội.

Hà Nội 36 phố phường, biết bao nhiêu cửa hàng đèn sáng hút mắt, để tìm được những người phụ nữ đặc biệt này, người viết phải đi đến những góc phố, gõ cửa căn phòng nhỏ hẹp nằm trong lòng dãy nhà cũ, hay phải vào phố cổ từ khi dãy cửa hàng còn cửa đóng then cài...

Bởi giờ đây nghề truyền thống đã dần nhường chỗ cho ngành nghề hiện đại hơn.

Ngồi trò chuyện với họ, những người lớn tuổi, tóc đã điểm bạc, làn da đã bao vết đồi mồi, lại ngẫm ra được nhiều điều. Những người phụ nữ đó, họ như một "di sản" của Hà Nội, ngày ngày vẫn gìn giữ nét đẹp, vốn quý cho chốn Hà thành.

"Cây kéo" nữ vỉa hè duy nhất nơi đô thành

Một trong số đó là "tay kéo" Phạm Xuân Thu - Người phụ nữ duy nhất làm nghề cắt tóc ở Hà Nội vào những năm cuối của thế kỷ XX. Đôi bàn tay khéo và sự cẩn thận có thừa của một người phụ nữ, khiến bà trở thành thợ cắt tóc có tiếng một thời tại tiệm cắt tóc quốc doanh.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 1.

Nghỉ hưu năm 1990 bà Thu không chịu nghỉ ngơi mà mở tiệm tóc vỉa hè trên phố Hàng Buồm (TP Hà Nội).

Cửa hàng đa phần phục vụ những vị khách quen, cắt tóc tại đây cũng đã vài chục năm.

Với chiếc gương đính lên gốc cây trước nhà, cùng bộ đồ nghề đi theo bà cả vài thập kỷ, "cửa hàng" của người thợ cắt tóc này ngày nào cũng mở cửa đều đặn từ 7h-10h sáng. Sau khung giờ đó bà nghỉ để nhường lại mặt bằng cho cửa hàng khác kinh doanh.

Năm nay bà Thu đã hơn 80 tuổi nhưng từng đường kéo của bà đều nhanh thoăn thoắt, đôi mắt tinh tường chẳng bao giờ phải phụ thuộc vào chiếc kính lão vướng víu.

Bộ đồ nghề bao nhiêu năm vẫn không hề thay đổi.

Góc nhỏ của cụ bà cắt tóc duy nhất trong phố cổ Hà Nội nổi đến nỗi chẳng cần biển, ai đi vào phố cổ hỏi là ra ngay. Còn những khách quen thì chẳng phải bàn, toàn những người đến đây đã vài chục năm, khách với bà thợ cười nói với nhau cả buổi chẳng khác gì người thân.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 4.

Tiệm tóc bà Thu là một trong rất nhiều điều thú vị khi đến Hà Nội.

Giữa những cửa hàng hiện đại, tiệm tóc vỉa hè của bà Thu ngày càng được nhiều người biết tới. Không những là du khách Việt mà còn là vị khách nước ngoài, họ thấy vô cùng ấn tượng vì chẳng mấy đâu lại có một người phụ nữ biết làm công việc mà xưa nay luôn chỉ dành cho đàn ông.

Người tâm huyết với những sản phẩm thủ công

Nếu bà Thu là người phụ nữ lớn tuổi nhất còn làm nghề cắt tóc tại phố Hàng Buồm, thì cụ bà Vũ Thị Thanh Tâm lại là một trong những thợ thủ công cao tuổi nhất Hà thành. Năm nay đã 93 tuổi, bà Tâm dành cả cuộc đời để sống trong miền ký ức của những đứa trẻ sống ở Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh và sau giải phóng.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 5.

Cụ bà Vũ Thị Thanh Tâm nay đã 93 tuổi nhưng vẫn theo nghề làm đồ chơi thủ công.

Khi ấy có được đôi thiên nga bông đang vỗ cánh, nổi bồng bềnh trên mặt nước dường như là điều ước hết sức lớn lao của biết bao đứa trẻ Hà Nội. Từ những năm tháng khó khăn đó, cho đến nay, những sản phẩm đồ chơi thiên nga bông vẫn luôn được bà Tâm dành biết bao nhiêu tâm huyết.

Những giỏ đồ chơi thiên nga bông, thú bông... được cụ bà sống tại phố Hàng Buồm cần mẫn làm nên một cách hoàn toàn thủ công.

Trong thời kỳ mặt hàng ngoại nhập được bày bán khắp nơi, thì những sản phẩm thiên nga bông được làm trên căn gác 3 phố Hàng Buồm lại càng bị lép vế.

Nhưng không phải là biến mất hoàn toàn, vẫn còn đó một cửa hàng nhỏ trên phố Hàng Buồm bán món đồ chơi này do con dâu bà Tâm đảm nhiệm.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 7.

Bà Tâm cùng con dâu chuẩn bị những thành phần làm nên giỏ đồ chơi.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 8.

Dành cả cuộc đời với nghề, người phụ nữ này bao năm vẫn duy trì công việc giữ gìn nét truyền thống vốn có của người Hà Nội. Cũng là để trẻ em ngày nay có một món đồ chơi an toàn, thân thiện không độc hại, được làm hoàn toàn thủ công.

Gánh bún vỉa hè nức lòng những người mê ẩm thực

Nói đến ẩm thực Hà Nội thì đã vươn tầm thế giới với nhưng món ăn mà một lần được thưởng thức sẽ nhớ mãi đến nhiều năm sau nữa. Đó có thể là bát bún thang, phở bò, bánh mỳ hay là tô bún ốc béo ngậy, thơm ngọt, cay nồng, người ăn được xì xụp trong những ngày thủ đô se lạnh.

Muốn có cảm giác đó thì phải đến ngay với cửa hàng cô Huệ nằm trên phố Nguyễn Siêu (Hà Nội), người phụ nữ ngoại tỉnh nhưng đã hơn 30 năm bán bún ốc làm cho những người khó tính nhất cũng phải say lòng.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 9.

Cô Bùi Thị Huệ từ người bán bún gánh vỉa hè, trở thành địa chỉ ẩm thực nổi tiếng Hà thành.

Tô bún nóng hay bún nguội đều đầy ắp ốc, gia vị đơn giản không pha tạp đã làm nên thương hiệu cho người phụ nữ này.

Quán bún ốc nhỏ xíu đoạn cuối đường Nguyễn Siêu giao với Hàng Giầy (Hà Nội) luôn tấp nập khách, phần vì nhiều người thích bát bún ốc mộc mạc không pha tạp làm nên từ người phụ nữ quê Hưng Yên này, phần vì tính cách luôn nhiệt tình, xởi lởi với cả khách quen lẫn những thực khách chưa đến đây bao giờ.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 11.

Quán bún chỉ bán tới trưa, buổi chiều cô Huệ lại quay về quê bằng xe máy rồi lại cặm cụi chuẩn bị cho gánh hàng sớm mai. Tất bật lắm đây! Nhưng trên khuôn mặt của người phụ nữ này luôn rất tươi cười mỗi khi thực khách đến hay ra về.

Chỉ chưa đầy 1 phút sau khi gọi đồ, bạn đã có ngay 1 bát bún ốc chuẩn vị của người phụ nữ 3 thập kỷ tô điểm cho ẩm thực Hà thành bằng món ăn thôn quê.

Với sợi bún trắng tinh mềm mại trong bát nước dùng trong veo, bóng mỡ và ớt chưng, xung quanh là đủ loại rau thơm, tía tô, hành lá, điểm thêm vài miếng cà chua đỏ au bồng bềnh như cao lương mỹ vị, chắc chắn sẽ là một trong những thứ làm nên ẩm thực đường phố Hà Nội nổi khắp 4 phương.

Người phụ nữ 10 năm chở hương thơm hoa bưởi cho Hà Nội

Thưởng thức Hà Nội bằng vị giác thôi chưa đủ, mà còn phải là cả khứu giác nữa. Độ này mùa xuân Hà Nội đã có hoa bưởi nở sớm, thơm nức khiến cơ thể cảm thấy thư thái hơn, không gian trong lành hơn. Và một trong số những người năm nào cũng chở hoa bưởi đi bán khắp phố Hà Nội có chị Nguyễn Thị Liên ở Hà Đông.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 13.

Chị Liên với gần 10 năm mang những bông hoa bưởi ngoại thành vào phố bán khiến Hà Nội độ này có hoa sưa, hoa ban lại đẹp hơn khi có thêm hoa bưởi thơm thuần khiết.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 14.

Ai đi qua cũng bị thu hút bởi xe bưởi trắng tinh và thơm nức tỏa ra từ hàng nghìn bông hoa.

Được kết thành từng bó nhỏ xinh, những bông hoa được người Hà Nội mua hết vèo trong ngày.

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 16.

Đó cũng là công việc bao năm nay của chị Nguyễn Thị Liên (trú tại quận Hà Đông, TP Hà Nội) làm nghề bán rong hoa bưởi cũng gần chục năm qua trên đất Hà Nội.

Những bó hoa được hái từ sớm tinh mơ, rồi cùng chị Liên vào phố, cứ thế chẳng biết từ khi nào, những chuyến xe hoa bưởi trở thành một phần của cuộc sống Hà Nội khi vào xuân.

Hoa bưởi được hái từ những vùng ven đô như Hoài Đức, Xuân Mai (TP Hà Nội)...

Mùi hoa bưởi thơm nhẹ thanh khiết như khiến con người thư thái hơn, sống chậm lại giữa guồng quay của cuộc sống. Có những người phụ nữ bán hàng hoa rong khiến cho hương hoa thơm lừng đi khắp cả dãy phố.

Hiếm có loài hoa nào đặc biệt như hoa bưởi, khiến các bà nội trợ phải chạy ra gọi với lại khi thấy gánh hoa bưởi qua nhà, hay vội táp vào lề đường khi đang trên đường đi làm về...

Giữa Hà Nội luôn phát triển không ngừng, có những người phụ nữ nhỏ bé, thích "sống chậm" với những đam mê và ngọn lửa nghề bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay - Ảnh 18.

Loại hoa vô cùng hữu dụng, vừa để ngắm, vừa để ướp hương, lại có thể bày biện trên ban thờ, hay để quanh nhà cho hương hoa tỏa kín không gian sống.

Bốn người phụ nữ với 4 công việc hoàn toàn khác nhau, ấy thế mà lại có điểm chung đến lạ thường. Họ như những sợi dây vô hình gắn kết những cái đẹp, cái dung dị nhất của Hà Nội.

Mà thiếu họ thì nơi phố thị này chẳng hẳn sẽ thiếu đi những người lưu giữ miền ký ức tạo nên vốn quý mà chẳng nơi đâu có được.

Một điều phi thường trong những câu chuyện đời thường của người phụ nữ nhỏ bé!

Chia sẻ