Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng không?

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo mọi người không chủ quan với căn bệnh cúm.

Thông tin diễn viên Từ Hy Viên qua đời do biến chứng bệnh cúm mới đây, nhắc chúng ta cần trang bị lại một loạt kiến thức phòng chữa bệnh. Chỉ vì bệnh cúm, nữ diễn viên 48 tuổi đã gặp biến chứng viêm phổi. Chỉ sau vài ngày đăng ảnh tươi tắn vào thời khắc năm cũ cùng chồng, Từ Hy Viên đã mãi mãi ra đi vì căn bệnh thường gặp, đang thành dịch vào mùa này.

Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng? - Ảnh 1.

Thông tin diễn viên Từ Hy Viên qua đời do biến chứng bệnh cúm mới đây, nhắc chúng ta cần trang bị lại một loạt kiến thức phòng chữa bệnh.

Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên, giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo mọi người không chủ quan với căn bệnh. Để chủ động phòng tránh cũng như nhanh khỏi bệnh hơn, hãy trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng cúm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm vắc-xin cúm có thể làm giảm tới 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm và có hiệu lực bảo vệ tới 80 - 90%.

Khi nào nên tiêm phòng cúm?

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới nên virus cúm có thể xuất hiện quanh năm. Đặc biệt, theo nghiên cứu của các nhà dịch tễ học, cúm mùa thường đạt đỉnh vào tháng 3-4 và 9-10 hàng năm, có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân. Nên tiêm vắc-xin cúm càng sớm càng tốt để bảo vệ tốt nhất.

Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng? - Ảnh 3.

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới nên virus cúm có thể xuất hiện quanh năm.

Bạn nên tiêm vắc-xin cúm trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin, kháng thể sẽ được sản xuất đầy đủ trong cơ thể, có hiệu lực bảo vệ cơ thể chống lại cúm.

Do đó, bạn nên có kế hoạch tiêm phòng cúm sớm, thường là giai đoạn trước khi mùa cúm bắt đầu. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin cúm muộn hơn cũng có thể có lợi. Ví dụ như thời điểm hiện tại, bạn rất nên đi tiêm phòng cúm để phòng tránh bệnh khi đang vào mùa dịch trong năm.

Sau bao lâu cần tiêm phòng cúm nhắc lại?

Lịch tiêm vắc-xin phòng cúm mùa có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lịch tiêm như sau:

Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng? - Ảnh 4.

Hãy tiêm phòng cúm đều đặn để tránh những cái chết đáng tiếc.

- Trẻ từ 6 tháng - 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

- Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm ngừa cúm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm.

Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng không?

Khi đang bị bệnh cúm, bệnh nhân không nên đi tiêm phòng cúm lúc này. Tiêm phòng các loại vắc-xin nói chung, vắc-xin cúm nói riêng đều được khuyên nên tiêm khi cơ thể khỏe mạnh để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa, tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Do đó, nếu bạn đã bị cúm, hãy nghỉ ngơi và theo dõi triệu chứng, nếu cần thiết hãy đến bác sĩ  thăm khám để được điều trị phù hợp. Vì vậy, bệnh nhân nên đợi tới khi khỏi cúm hoàn toàn mới đi tiêm phòng.

Từ cái chết do mắc bệnh cúm của Từ Hy Viên: Khi nào nên tiêm phòng cúm? Bao lâu cần tiêm nhắc lại? Đã bị cúm rồi thì tiêm còn tác dụng? - Ảnh 5.

Khi đang bị bệnh cúm, bệnh nhân không nên đi tiêm phòng cúm lúc này.

Những ai nên tiêm phòng cúm?

Những đối tượng nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm gồm: 

- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

- Người trên 50 tuổi.

- Người làm giúp việc gia đình.

- Người thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Người mắc bệnh tim hay phổi mãn tính (hen suyễn) hoặc bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.

- Nhân viên y tế 

Vì cúm mùa thường bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài tới tháng 5 năm sau nên thời điểm tiêm phòng tốt trong năm là vào tháng 10 hoặc 11.

Ngoài tiêm phòng cúm cần làm thêm những việc sau để phòng tránh bệnh tốt nhất

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh. Mặc dù vậy, nếu chỉ tiêm phòng mà không trang bị thêm các biện pháp khác, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh vì rất dễ lây. Do đó, bạn nên:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi ho, hắt hơi, che mũi miệng bằng khăn khi hắt hơi. Súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi đông người.

- Tăng cường sức khỏe cá nhân bằng cách: Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thể thao hàng ngày.

- Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Thường xuyên lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm bệnh/chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết phải mang các trang bị phòng hộ như đeo kính, đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng.

- Khi có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

(Nguồn ảnh: Internet)

Chia sẻ