Trưởng phòng kinh doanh giải đáp thắc mắc lớn nhất khi mua bảo hiểm: Tiền về đâu nếu công ty bảo hiểm phá sản

Hồng Nhung,
Chia sẻ

Tìm hiểu một hợp đồng bảo hiểm với nhiều điều khoản không phải là dễ dàng. Chính vì thế, bạn thường bỏ qua mất những thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới chính quyền lợi của mình.

Bảo hiểm với lợi ích bảo vệ bạn và gia đình trước các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Chính vì ý nghĩa nhân văn này mà bảo hiểm được nhiều người tìm hiểu và quan tâm. Tuy nhiên xung quanh vấn đề mua bảo hiểm vẫn còn nhiều thắc mắc.

Chị Thu Minh hiện là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam sẽ giải đáp 3 câu hỏi lớn nhất mà người mua bảo hiểm vẫn thường đặt ra. Đồng thời chị sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu và mua bảo hiểm.

Giải đáp thắc mắc lớn nhất khi mua bảo hiểm: Tiền về đâu nếu công ty bảo hiểm phá sản, con số "bí mật" ít khách hàng biết? - Ảnh 2.

Chị Thu Minh hiện là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam.

1. Tiền của chúng ta sẽ "lạc trôi" về đâu nếu công ty bảo hiểm phá sản

Trong cuộc sống mọi điều đều có thể xảy ra. Bảo hiểm hay ngân hàng dù là hai loại hình đặc biệt được sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ Tài chính, xác suất phá sản thấp nhưng không phải là không thể xảy ra.

20 năm trở lại đây, chưa có 1 công ty bảo hiểm nhân thọ nào phá sản. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết các điều luật dự phòng nếu doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.

- Thứ nhất:

Theo điều 74 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì nếu như 1 doanh nghiệp bảo hiểm phá sản sẽ có 1 doanh nghiệp bảo hiểm khác nhận số hợp đồng này về. Đặc biệt là phải giữ nguyên quyền lợi và nghĩa vụ cho đến khi hết thời hạn bảo hiểm.

- Thứ hai:

Trong trường hợp không có doanh nghiệp bảo hiểm nào đứng ra nhận thì Bộ Tài chính sẽ phân phối một doanh nghiệp bảo hiểm khác để nhận.

- Thứ ba:

Trong trường hợp cuối cùng dù đã được chỉ định vẫn không có doanh nghiệp bảo hiểm nào chịu nhận thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được mang ra để chi trả.

Lưu ý: Hạn mức tối đa lên đến 90% trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng nhưng không quá 200 triệu khi chi trả.

Giải đáp thắc mắc lớn nhất khi mua bảo hiểm: Tiền về đâu nếu công ty bảo hiểm phá sản, con số "bí mật" ít khách hàng biết? - Ảnh 5.

2. Khó có chuyện đóng tiền bảo hiểm 10 năm rút lại được cả gốc và nhiều lãi

Mua bảo hiểm hiểu đơn giản là bạn bỏ tiền ra để mua một dịch vụ tài chính và tất nhiên là phải đóng phí.

Hàng năm bạn sẽ phải đóng khoản phí và công ty bảo hiểm sẽ trích từ số tiền bạn đóng trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong 10 năm bảo hiểm đầu tiên của bạn lãi chưa được nhiều hoặc thậm chí chỉ hòa vốn. Bạn nên xác định sẵn trong bảo hiểm phải trên 10 năm hoặc ít nhất 10 năm mới bắt đầu có lãi.

Tốt nhất, bạn đừng quá quan trọng giá trị tiền mặt trong bảo hiểm mà nên nhìn vào giá trị bảo vệ của nó.

Và đặc biệt, đừng coi bảo hiểm như một kênh tiết kiệm như ngân hàng.

3. Một con số vàng trong bảo hiểm mà rất ít khách hàng biết

21 là con số vàng trong bảo hiểm. Có 1 điều khoản rất hay liên quan đến con số 21 này. "Như mình vẫn thường hay ví von nó như là 1 điều khoản bảo hành của sản phẩm hay còn gọi là dùng thử sản phẩm", chị Thu Minh chia sẻ.

21 chính là số ngày vàng bạn có để cân nhắc và suy nghĩ về hợp đồng đã trao đổi với tư vấn viên. Nếu sau 21 ngày này, bạn không có sự thay đổi nào khác thì sẽ ký vào hồ sơ, nộp khoản phí ban đầu và hợp đồng chính thức được phát hành.

21 ngày vàng này có giá trị rất lớn mà bạn cần biết để tận dụng tốt:

Đó là trong 21 ngày bạn hoàn toàn có thể thay đổi mệnh giá sản phẩm, thay đổi các sản phẩm đang tham gia. Thậm chí có thể hủy hợp đồng mà hoàn toàn không mất phí.

Trong 1 số trường hợp, công ty chỉ thu lại khoản phí kiểm tra sức khỏe ban đầu nếu như bạn có thực hiện trước đó.

Với điều kiện là chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm và chưa yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm nào.

Lưu ý: 21 ngày sẽ tính cả thứ Bảy và Chủ nhật. Và bắt đầu từ ngày bạn cầm hợp đồng bảo hiểm trên tay, ký vào tờ biên bản xác nhận là đã nhận được hợp đồng đó.

Giải đáp thắc mắc lớn nhất khi mua bảo hiểm: Tiền về đâu nếu công ty bảo hiểm phá sản, con số "bí mật" ít khách hàng biết? - Ảnh 3.

Đó là 3 thông tin quan trọng cũng là 3 thắc mắc rất nhiều người quan tâm đến bảo hiểm còn băn khoăn. Ngoài ra, chị Thu Minh cũng khuyên mọi người nên lưu ý 3 điều sau đế tối ưu được một hợp đồng bảo hiểm:

Thứ 1: Bạn phải xác định được nhu cầu thực sự của mình. Vì nếu bản thân bạn còn không biết mình muốn gì không tư vấn viên nào có thể hỗ trợ và chọn hợp đồng bảo hiểm phù hợp cho bạn.

Thứ 2: Khả năng tài chính của bạn. Nếu tham gia một hợp đồng quá nhỏ thì nó sẽ không đủ chức năng để bảo vệ. Ngược lại, hợp đồng quá lớn thì rủi ro xảy ra là bạn không đủ khả năng đóng phí dài hạn.

Thứ 3: Chọn đúng nhân viên bảo hiểm. Việc thiết kế một hợp đồng đáp ứng hai điều trên phụ thuộc nhiều vào tư duy, khả năng, kiến thức của tư vấn viên bảo hiểm. Đó là người sẽ theo bạn lâu dài để hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục chi tiết khi xử lý rủi ro.

Thông tin bài viết được ghi theo lời chia sẻ của nhân vật - Ảnh: NVCC

Chia sẻ