Trăn trở không của riêng ai: Về quê hay ở lại thành phố?
“Bố mẹ cứ kệ con, con lớn rồi, con muốn quyết định tương lai của mình!”, không hẹn mà gặp, cả Thùy và Giang hét lên, cụp máy rồi ném điện thoại cái bụp vào góc giường. Cả hai nhìn nhau thở dài rồi mỗi đứa chui vào một góc giường tự kỷ.
Chẳng cần hỏi cũng biết là chuyện gì xảy ra. Bố mẹ của hai nàng lại gọi điện giục con bỏ công việc thành phố để về quê lập nghiệp.
Thùy và Giang sống chung đã 6 năm trong căn nhà trọ này. Dù xuất xứ khác nhau nhưng hai người khá thân thiết và hợp cạ. Thùy đến từ Nghệ An còn Giang là người Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học, cả hai đều ở lại Hà Nội tiếp tục làm việc chứ không trở về quê.
Ảnh minh họa.
Nhớ lại ngày đầu chân ướt chân ráo đến Hà Nội, xa gia đình, hai nàng suốt ngày ôm nhau khóc nức nở. Cả hai đều bảo nhất định sẽ về quê, không thể chịu nổi cái thành phố ồn ào và ngột ngạt này được. Thế mà vài năm qua đi, hai nàng lại nhất định bám lấy Hà Nội không chịu về.
Ngày xưa không thích Hà Nội vì sự ồn ào và ngột ngạt, ngày nay hai nàng đòi ở lại cũng vì cái sự ồn ào và ngột ngạt ấy, chỉ có điều giờ nó được thay bằng hai từ mới nhộn nhịp và năng động. Về quê 1, 2 ngày để nghỉ thì thấy yên bình, sảng khoái chứ ở đến ngày thứ 3 là Thùy và Giang đều thấy buồn chán.
Thật ra thì hai nàng đều là con nhà khá giả. Bố mẹ tuy không giàu có nhưng đều thuộc thành phần trí thức cả. Nếu về quê thì các cụ đều xin cho hai nàng những công việc ổn định, ngon nghẻ. Các cụ có quan điểm: “Thà làm vua xứ mù còn hơn bám trụ ở Hà Nội vất vả mà mãi mãi vẫn chỉ là con tốt”.
Cuộc sống đô thị phồn hoa khiến nhiều người quyết lên thành phố lập nghiệp. Ảnh internet.
Bố mẹ hai nàng nói có cái lý của nó. Về quê dù sao cũng có nhiều người quen, lại có sẵn nhà cửa đàng hoàng, hai nàng chẳng phải lo gì ngoài việc chăm chỉ đi làm và phát triển sự nghiệp. Rồi khi mọi thứ hòm hòm thì đi lấy chồng. Các cụ cho rằng đời con gái chỉ cần thế là đủ, yên ổn, nhẹ nhàng, hạnh phúc.
Nhưng Thùy và Giang không cho là như vậy, hai nàng còn trẻ, muốn khẳng định mình, muốn phấn đấu, muốn được vùng vẫy, thử sức cho đáng với tuổi trẻ. Dù bố mẹ đã vạch ra hướng đi và muốn kéo hai nàng về quê từ lâu rồi nhưng cả hai vẫn quyết bám trụ lại, mong chờ đến một ngày chứng tỏ được bản thân với nhị vị phụ huynh.
Chỉ tiếc là cái ngày ấy mãi chẳng đến. Trụ lại ở thành phố phồn hoa và đầy cạnh tranh này không dễ một chút nào. Hai năm sau khi ra trường, Thùy và Giang vẫn chưa chứng minh được gì với bố mẹ và những cuộc chiến giữa hai nàng và các vị phụ huynh ngày càng căng thẳng.
Thùy làm kế toán tại một ngân hàng cổ phần. Mỗi tháng trừ hết tất cả các khoản bảo hiểm, quỹ,… các thể loại thì nàng cầm về trong tay được 4 triệu, tháng nào Thùy cũng tiêu hết sạch trước kỳ lương. Thùy tập tọe kinh doanh mỹ phẩm online cùng với bạn, mong có được thêm thu nhập. Tiếc là ngoại trừ tháng đầu tiên lãi to nhờ bạn bè, người quen ùn ùn kéo đến ủng hộ, những ngày tiếp theo ế chỏng ế chơ, nàng viêm màng túi nặng với đống mỹ phẩm chất đống ở nhà.
Giang thì đỡ hơn một chút. Nàng làm tại một công ty tư vấn du học, lương nhỉnh hơn Thùy một chút. Nhưng nhờ vốn tiếng Anh tốt nàng đi dạy thêm tại các trung tâm cũng kiếm thêm được một khoản kha khá, đủ để chi tiêu chứ không đến nỗi túng thiếu như Thùy. Có điều, đi làm cả ngày rồi tối lại chạy sô ở các trung tâm khiến Giang luôn mệt mỏi và không có thời gian để chăm sóc bản thân. Nàng ngày càng tiều tụy, gầy gò, xuống sắc.
Bố mẹ hai nàng phát hiện ra tình trạng của con thì vừa xót xa, vừa bực bội vì con mình bướng bỉnh, nói không nghe. Không ít lần hai nàng cãi nhau to với bố mẹ về chuyện đi hay ở này.
Bố mẹ Thùy trước đây tuy cứng miệng nhưng thương con, vẫn chu cấp thêm cho nàng 2,5 triệu/ tháng như thời sinh viên, chưa kể thỉnh thoảng bố Thùy còn dấm dúi cho con thêm chút tiền tiêu vặt. Giờ hai cụ quyết làm căng, cắt hết viện trợ.
Mất đi gần một nửa số tiền tiêu hàng tháng, Thùy dần dần gục hẳn. Vài tháng đầu nàng cố trụ bằng cách ăn mì gói, rồi vay mượn bạn bè, rồi bán lại quần áo, mỹ phẩm của mình lấy tiền tiêu. Thế rồi nợ cũ chồng nợ mới, Thùy không xoay đâu ra tiền để sống nữa. Nàng cố tiết kiệm, nhịn ăn nhịn tiêu nhưng những sự vụ bắt buộc phải bỏ tiền ra cứ đến tới tấp, không tiêu không được. Chẳng hạn như tháng vừa rồi, nàng đi tong hơn 1 triệu cho 4 cái đám cưới.
Ảnh minh họa
Nhẩm tính lại số tiền nàng nợ bạn bè đã lên tới con số 17 triệu, mà cứ tình hình này sẽ tăng theo cấp số nhân, Thùy bắt đầu lung lay ý định trụ lại thành phố. Thùy mất ngủ mấy đêm nghĩ ngợi. Nàng nghĩ cách để xoay chuyển tình thế, nhưng càng nghĩ lại càng không ra, càng đau đầu. Thùy tự trách mình yếu đuối, kém cỏi, không có nghị lực.
Suy đi tính lại kỹ càng, Thùy quyết định về quê theo sự sắp xếp của bố mẹ. Nàng mệt mỏi, kiệt sức lắm rồi, không còn tinh thần để mà chiến đấu bám trụ lại nơi đây nữa.
Ngày chia tay, Thùy ôm Giang khóc rưng rức: “Tôi về đây, bà ở lại cố gắng nhé, nhất định phải thành công thực hiện ước mơ thay cho cả tôi. Tôi hèn kém, yếu đuối nhưng bà thì không như vậy…”
Thùy đi rồi, Giang ngồi nhìn căn nhà trống trải và cô đơn. Nàng lên mạng đăng một tin tìm người đến ở chung rồi ngồi thẫn thờ. Thật ra, Giang cũng chẳng mạnh mẽ hơn Thùy là mấy. Nàng cũng mệt mỏi với cuộc sống chật vật, lúc nào cũng lao đao vì kiếm tiền. Bố mẹ Giang cắt mọi khoản viện trợ để o ép nàng về quê lâu rồi, nàng đã phải làm việc cật lực để có thế trụ lại.
Giang soi gương, nhìn thấy gương mặt tiều tụy với hốc mắt trũng sâu thì càng thêm buồn. Tuần trước, lúc nàng về quê, mẹ nàng nhìn con gầy yếu đã mắng nàng một trận vì đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm, sau đó ngân ngấn nước mắt.
Giang thở dài. Đã vài lần nàng cũng nghĩ đến chuyện từ bỏ tất cả để về quê, nhưng lại không cam tâm bỏ đi những gì đã gây dựng ở đây để về nhà làm lại từ đầu. Nhưng đúng là ở nơi này có nhiều thứ phải lo toan, suy nghĩ, quá mệt mỏi.
Giang suy tính trong đầu, thực ra ở nhà chỉ hơn ở đây là có nhà cửa, có người thân. Nếu nàng cũng có nhà cửa ổn định, có người thân quen ở đây là mọi việc sẽ đi vào quỹ đạo của nó, bớt đi được nhiều chi phí, gánh nặng.
Giang nhớ tới anh chàng người Hà Nội đang cưa cẩm mình. Anh ta không phải tuýp đàn ông Giang thích, ở cạnh nhau cảm thấy nhạt nhạt. Nhưng anh ta là người ở đây, có nhà cửa, có nhiều mối quan hệ. Một luồng suy nghĩ chạy dọc qua đầu Giang. Có lẽ nàng nên nhận lời người đó, anh ta chính là cơ hội để nàng có thể đạt được ước mơ bám trụ thành phố của mình…
Thùy và Giang sống chung đã 6 năm trong căn nhà trọ này. Dù xuất xứ khác nhau nhưng hai người khá thân thiết và hợp cạ. Thùy đến từ Nghệ An còn Giang là người Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học, cả hai đều ở lại Hà Nội tiếp tục làm việc chứ không trở về quê.
Ảnh minh họa.
Ngày xưa không thích Hà Nội vì sự ồn ào và ngột ngạt, ngày nay hai nàng đòi ở lại cũng vì cái sự ồn ào và ngột ngạt ấy, chỉ có điều giờ nó được thay bằng hai từ mới nhộn nhịp và năng động. Về quê 1, 2 ngày để nghỉ thì thấy yên bình, sảng khoái chứ ở đến ngày thứ 3 là Thùy và Giang đều thấy buồn chán.
Thật ra thì hai nàng đều là con nhà khá giả. Bố mẹ tuy không giàu có nhưng đều thuộc thành phần trí thức cả. Nếu về quê thì các cụ đều xin cho hai nàng những công việc ổn định, ngon nghẻ. Các cụ có quan điểm: “Thà làm vua xứ mù còn hơn bám trụ ở Hà Nội vất vả mà mãi mãi vẫn chỉ là con tốt”.
Cuộc sống đô thị phồn hoa khiến nhiều người quyết lên thành phố lập nghiệp. Ảnh internet.
Nhưng Thùy và Giang không cho là như vậy, hai nàng còn trẻ, muốn khẳng định mình, muốn phấn đấu, muốn được vùng vẫy, thử sức cho đáng với tuổi trẻ. Dù bố mẹ đã vạch ra hướng đi và muốn kéo hai nàng về quê từ lâu rồi nhưng cả hai vẫn quyết bám trụ lại, mong chờ đến một ngày chứng tỏ được bản thân với nhị vị phụ huynh.
Chỉ tiếc là cái ngày ấy mãi chẳng đến. Trụ lại ở thành phố phồn hoa và đầy cạnh tranh này không dễ một chút nào. Hai năm sau khi ra trường, Thùy và Giang vẫn chưa chứng minh được gì với bố mẹ và những cuộc chiến giữa hai nàng và các vị phụ huynh ngày càng căng thẳng.
Thùy làm kế toán tại một ngân hàng cổ phần. Mỗi tháng trừ hết tất cả các khoản bảo hiểm, quỹ,… các thể loại thì nàng cầm về trong tay được 4 triệu, tháng nào Thùy cũng tiêu hết sạch trước kỳ lương. Thùy tập tọe kinh doanh mỹ phẩm online cùng với bạn, mong có được thêm thu nhập. Tiếc là ngoại trừ tháng đầu tiên lãi to nhờ bạn bè, người quen ùn ùn kéo đến ủng hộ, những ngày tiếp theo ế chỏng ế chơ, nàng viêm màng túi nặng với đống mỹ phẩm chất đống ở nhà.
Giang thì đỡ hơn một chút. Nàng làm tại một công ty tư vấn du học, lương nhỉnh hơn Thùy một chút. Nhưng nhờ vốn tiếng Anh tốt nàng đi dạy thêm tại các trung tâm cũng kiếm thêm được một khoản kha khá, đủ để chi tiêu chứ không đến nỗi túng thiếu như Thùy. Có điều, đi làm cả ngày rồi tối lại chạy sô ở các trung tâm khiến Giang luôn mệt mỏi và không có thời gian để chăm sóc bản thân. Nàng ngày càng tiều tụy, gầy gò, xuống sắc.
Bố mẹ hai nàng phát hiện ra tình trạng của con thì vừa xót xa, vừa bực bội vì con mình bướng bỉnh, nói không nghe. Không ít lần hai nàng cãi nhau to với bố mẹ về chuyện đi hay ở này.
Bố mẹ Thùy trước đây tuy cứng miệng nhưng thương con, vẫn chu cấp thêm cho nàng 2,5 triệu/ tháng như thời sinh viên, chưa kể thỉnh thoảng bố Thùy còn dấm dúi cho con thêm chút tiền tiêu vặt. Giờ hai cụ quyết làm căng, cắt hết viện trợ.
Mất đi gần một nửa số tiền tiêu hàng tháng, Thùy dần dần gục hẳn. Vài tháng đầu nàng cố trụ bằng cách ăn mì gói, rồi vay mượn bạn bè, rồi bán lại quần áo, mỹ phẩm của mình lấy tiền tiêu. Thế rồi nợ cũ chồng nợ mới, Thùy không xoay đâu ra tiền để sống nữa. Nàng cố tiết kiệm, nhịn ăn nhịn tiêu nhưng những sự vụ bắt buộc phải bỏ tiền ra cứ đến tới tấp, không tiêu không được. Chẳng hạn như tháng vừa rồi, nàng đi tong hơn 1 triệu cho 4 cái đám cưới.
Ảnh minh họa
Nhẩm tính lại số tiền nàng nợ bạn bè đã lên tới con số 17 triệu, mà cứ tình hình này sẽ tăng theo cấp số nhân, Thùy bắt đầu lung lay ý định trụ lại thành phố. Thùy mất ngủ mấy đêm nghĩ ngợi. Nàng nghĩ cách để xoay chuyển tình thế, nhưng càng nghĩ lại càng không ra, càng đau đầu. Thùy tự trách mình yếu đuối, kém cỏi, không có nghị lực.
Suy đi tính lại kỹ càng, Thùy quyết định về quê theo sự sắp xếp của bố mẹ. Nàng mệt mỏi, kiệt sức lắm rồi, không còn tinh thần để mà chiến đấu bám trụ lại nơi đây nữa.
Ngày chia tay, Thùy ôm Giang khóc rưng rức: “Tôi về đây, bà ở lại cố gắng nhé, nhất định phải thành công thực hiện ước mơ thay cho cả tôi. Tôi hèn kém, yếu đuối nhưng bà thì không như vậy…”
Thùy đi rồi, Giang ngồi nhìn căn nhà trống trải và cô đơn. Nàng lên mạng đăng một tin tìm người đến ở chung rồi ngồi thẫn thờ. Thật ra, Giang cũng chẳng mạnh mẽ hơn Thùy là mấy. Nàng cũng mệt mỏi với cuộc sống chật vật, lúc nào cũng lao đao vì kiếm tiền. Bố mẹ Giang cắt mọi khoản viện trợ để o ép nàng về quê lâu rồi, nàng đã phải làm việc cật lực để có thế trụ lại.
Giang soi gương, nhìn thấy gương mặt tiều tụy với hốc mắt trũng sâu thì càng thêm buồn. Tuần trước, lúc nàng về quê, mẹ nàng nhìn con gầy yếu đã mắng nàng một trận vì đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm, sau đó ngân ngấn nước mắt.
Giang thở dài. Đã vài lần nàng cũng nghĩ đến chuyện từ bỏ tất cả để về quê, nhưng lại không cam tâm bỏ đi những gì đã gây dựng ở đây để về nhà làm lại từ đầu. Nhưng đúng là ở nơi này có nhiều thứ phải lo toan, suy nghĩ, quá mệt mỏi.
Giang suy tính trong đầu, thực ra ở nhà chỉ hơn ở đây là có nhà cửa, có người thân. Nếu nàng cũng có nhà cửa ổn định, có người thân quen ở đây là mọi việc sẽ đi vào quỹ đạo của nó, bớt đi được nhiều chi phí, gánh nặng.
Giang nhớ tới anh chàng người Hà Nội đang cưa cẩm mình. Anh ta không phải tuýp đàn ông Giang thích, ở cạnh nhau cảm thấy nhạt nhạt. Nhưng anh ta là người ở đây, có nhà cửa, có nhiều mối quan hệ. Một luồng suy nghĩ chạy dọc qua đầu Giang. Có lẽ nàng nên nhận lời người đó, anh ta chính là cơ hội để nàng có thể đạt được ước mơ bám trụ thành phố của mình…