Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này

NT,
Chia sẻ

Tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Gần 800 000 người chết do tự tử mỗi năm. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên 15-29 tuổi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 264 triệu người bị ảnh hưởng. Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường và phản ứng cảm xúc ngắn ngủi trước những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 

Đặc biệt khi kéo dài và với cường độ vừa hoặc nặng, trầm cảm có thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể khiến người bị ảnh hưởng bị tổn thương nhiều và hoạt động kém hiệu quả tại nơi làm việc, trường học và gia đình. Tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Gần 800 000 người chết do tự tử mỗi năm. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên 15-29 tuổi.

Căn bệnh này không chỉ thay đổi tâm lý mà còn thay đổi cơ thể. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng khác.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 1.

Suy giảm chức năng thận

Trầm cảm ảnh hưởng đến cả những người bị bệnh thận mãn tính và những người có thận khỏe mạnh. Nó cũng làm tăng tốc độ phát triển của bệnh thận bởi trầm cảm có thể làm gia tăng của các protein gây viêm kích hoạt quá trình tự miễn dịch.

Trong một nghiên cứu gần đây về những người trưởng thành có thận khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm nặng dễ bị suy giảm chức năng thận nhanh hơn bình thường. Kết quả được đăng trên Tạp chí Lâm sàng của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ (CJASN) .

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 3.

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Bộ não của chúng ta được kết nối chặt chẽ với đường tiêu hóa. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến các cơn co thắt và chuyển động trong đường tiêu hóa. Và những người đã có vấn đề với đường tiêu hóa có thể cảm thấy đau bụng nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Harvard cũng thừa nhận rằng não và hệ thống đường tiêu hóa (GI) có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đường ruột gặp khó khăn có thể gửi tín hiệu đến não, cũng giống như não gặp khó khăn có thể gửi tín hiệu đến ruột. Do đó, chứng đau dạ dày hoặc đường ruột của một người có thể là nguyên nhân hoặc là sản phẩm của sự lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 5.

Nguy cơ đau tim

Khi bạn bị trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng, nhịp tim và huyết áp của bạn tăng lên, làm giảm lưu lượng máu đến tim và cơ thể bạn sản sinh tăng mức cortisol - một loại hormone căng thẳng. Theo thời gian, những tác động này có thể dẫn đến bệnh tim. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể phát triển sau các biến cố về tim, bao gồm suy tim, đột quỵ và đau tim.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 7.

Vấn đề với mạch máu

Khi bạn trầm cảm, huyết áp có xu hướng tăng lên. Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu trong mạch. Chúng co lại và trở nên giòn. Điều này làm hỏng các mạch và chúng không thể mang đủ chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và mô.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Maastricht ở Hà Lan cũng cho rằng, điều quan trọng là phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần ngay từ sớm để ngăn ngừa các vấn đề tim mạch sau này.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 9.

Các vấn đề về trí nhớ và đau đầu

Trầm cảm có thể gây mất trí nhớ ngắn hạn và lú lẫn. Tình trạng này khiến người bệnh hay quên và ức chế khả năng tập trung.

Căng thẳng và lo lắng cũng có thể dẫn đến trí nhớ kém. Trầm cảm có liên quan đến mất trí nhớ ngắn hạn. Nó không ảnh hưởng đến các loại trí nhớ khác, chẳng hạn như trí nhớ dài hạn và trí nhớ thủ tục, điều khiển các kỹ năng vận động.

Trầm cảm cũng có thể gây ra một cơn đau đầu kinh niên, được gọi là "đau đầu căng thẳng". Nó xuất hiện dưới dạng xung động nhẹ chủ yếu xung quanh lông mày.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 11.

Viêm khớp

Cả hai tình trạng này được kết nối chặt chẽ với nhau. Trầm cảm có thể gây ra viêm khớp và ngược lại.

Yếu tố chính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do các bệnh này. Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến tiến trình và làm trầm trọng thêm kết quả của bệnh viêm khớp.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Calgary, Canada chứng minh rằng viêm khớp dạng thấp (RA) có liên quan đến những thay đổi tiêu cực trong sức khỏe tâm thần.

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng viêm là trung tâm của cả trầm cảm cũng như bệnh viêm khớp dạng thấp, từ đó có thể giải thích cho một số tác động qua lại phức tạp giữa các tình trạng này.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần, nhiều người vẫn chủ quan không biết nó ảnh hưởng cơ thể đến mức này - Ảnh 13.

Các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm bao gồm:

- Cảm thấy buồn, lo lắng, tê liệt hoặc tuyệt vọng

- Mất hứng thú với các hoạt động hoặc sở thích

- Có ít năng lượng và cảm thấy mệt mỏi

- Cảm thấy bồn chồn hoặc cáu kỉnh

- Cảm thấy xấu hổ, tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực

- Chán ăn và thay đổi đáng kể về cân nặng

- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Nghĩ về cái chết hoặc tự tử

- Gặp các vấn đề về thể chất, chẳng hạn như đau đầu, đau bụng và đau lưng