Trải nghiệm 1 chuyến xe buýt nhanh Hà Nội: Giờ cao điểm xe buýt nhanh chạy bằng buýt thường
Theo tính toán, một chuyến xe buýt nhanh mất 45 phút đi từ Yên Nghĩa đến Kim Mã dài 14 km. Nhưng vào giờ cao điểm, buýt nhanh đang đi mất 56 phút, bằng xe buýt thường.
Trong ngày hôm nay (29/12), xe buýt nhanh BRT đã chạy thử nghiệm vào khung giờ cao điểm buổi sáng từ 6h đến 9h vá chiều từ 16h30 đến 19h30.
Tại cầu vượt Láng Hạ, dù đã có biển cấm xe máy lên cầu nhưng các xe vẫn ào ào đi lên. Ảnh chụp lúc 18h tối 29/12. Ảnh Bảo Hòa
Trong sáng nay đã có 20 xe BRT xuất bến. Lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa đến bến xe Kim Mã trong giờ cao điểm với tần suất 7-10 phút một chuyến.
Vào ngày 30/12, xe buýt nhanh sẽ tiếp tục chạy vào rất cả các khung giờ. Dự kiến 31/12 sẽ chính thức vận hành. Theo tính toán của Sở giao thông Hà Nội, tốc độ trung bình của BRT là 20 km/h, thời gian chạy từ bến Yên Nghĩa-Kim Mã và ngược lại trung bình là 45 phút/chuyến. Sẽ nhanh hơn buýt thường từ 5-10 phút.
Trả lời báo chí, đại diện ban quản lý dự án BRT cho biết, trong buổi sáng tiến hành chạy thử nghiệm, thời gian chạy từ bến Yên Nghĩa tới bên Kim Mã mất khoảng 56 phút.
Như vậy, nếu vào giờ cao điểm thì xe buýt nhanh chạy bằng thời gian với xe buýt thường.
Để trải nghiệm, chúng tôi lên từ khu vực nhà chờ cạnh rạp chiếu phim hướng Yên Nghĩa.
Khá nhiều người dân ngạc nhiên khi buýt nhanh đã đi vào hoạt động. Dù có ý thức tránh đường xe buýt nhanh nhưng tại những điểm giao cắt, đèn xanh, đèn đỏ, nhiều ô tô, xe máy vấn lấn sang làn xe buýt.
Tại những nút giao thông lớn như dưới chân đường trên cao tại nút đường Lê Văn Lương giao đường Tố Hữu đã xảy ra ùn tắc dài.
Chiều tối, chúng tôi đã có một chuyến trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã.
Ngày 29/12 tuyến buýt nhanh đã bắt đầu chạy trên tuyến đường Kim Mã - Yên Nghĩa vào khung giờ cao điểm buổi sáng và tchiều tối. Hiện tại, xe bus chưa thu vé đến trước ngày 1/1/2017.
Các xe triển khai chạy từ sáng sớm và chiều tối, đều thuộc giờ cao điểm.
Nhiều hành khách lần đầu được trải nghiệm thích thú ghi lại hình ảnh.
Chú Minh một hành khách cho biết, nếu tuyến buýt đi vào hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Tài xế lái xe buýt nhanh ngồi trong cabin có vách kính ngăn chăm chú lái xe..
Rất nhiều hành khách cho biết, tuyến buýt nhanh sẽ thuận tiện cho ai có trụ sở làm việc dọc hành trình của BRT.
18 giờ đường Lê Văn Lương tắc nghẽn, nhiều phương tiện ô tô đi vào làn BRT.
Hoặc chen nhau ở khu vực đèn xanh đèn đỏ
Tại nút giao Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân các phương tiện xe máy "chặn đầu" buýt nhanh.
Ô tô, xe máy vô tư lấn làn.
Một chiếc ô tô tạt đầu buýt nhanh.
Người điều khiển xe đạp điện suýt va chạm đầu xe buýt.
2 xe buýt nhanh gặp nhau trên cầu vượt Lê Văn Lương.
Tắc đường khiến các phương tiện thi nhau lấn đường buýt nhanh.
Nhiều em học sinh cũng thử đi xe buýt nhanh để về nhà. Ảnh Bảo Hòa
Cô Thanh sinh sống ở hà đông cho biết: cô thấy thú vị với tuyến bus nhanh này, đây là lần đầu tiên cô đi, điểm chờ của xe bus hiện đại, có mái che và có cửa nên cảm thấy an toàn, hy vọng lên xe cô sẽ về tới nhà sớm hơn
Chúng tôi xuống một điểm chờ gần đường Nguyễn Tuân để bắt hướng ngược lại về Kim Mã thì gặp sự cố cửa kính bị hỏng cảm biến. Chúng tôi không thể bắt xe buýt được dù có tới 4 xe dừng đỗ lại.