Trà và cà phê, thức uống nào có lợi cho tim hơn: Đây là câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe

N. Thúy,
Chia sẻ

Trà và cà phê đã trở thành thức uống phổ biến, thậm chí không thể thiếu mỗi ngày của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết trà hay cà phê ảnh hưởng tới tim mạch thế nào?

Trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ khoảng 4.000 năm qua. Đến nay, đã có rất nhiều các loại trà được "ra đời", phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Trong trà có chứa catechins, caffein, theanine, saponin và vitamin. Trong khi catechins được coi là polyphenols và có tác dụng chống oxy hóa mạnh thì theanine lại là một amino axit làm cho trà hương vị đầy đủ của cơ thể và có tác dụng thư giãn.

Trà và cà phê, thức uống nào có lợi cho tim hơn và câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe - Ảnh 1.

Trà có nguồn gốc ở Trung Quốc từ khoảng 4.000 năm qua.

Cà phê được xem là chất kích thích. Các thành phần chính của cà phê bao gồm caffeine, chất chống oxy hóa và diterpene... Cà phê trồng trọt đã bắt đầu vào thế kỷ 15 ở Ả-rập. Ngày nay, cà phê đã trở nên phổ biến ở mọi quốc gia, nhiều người còn có thói quen bắt đầu buổi sáng bằng một tách cà phê trước khi bắt đầu công việc.

Có nguồn thông tin cho rằng caffeine có liên quan đến tim mạch, huyết áp cao, nhịp tim bất thường và tăng sức đề kháng mạch máu, tất cả đều không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có rất ít thông tin chứng mình rằng trà và cà phê (đều có chứa caffeine) có liên quan đến các vấn đề sức khỏe của tim như đột quỵ, đau tim và sự hình thành mảng cholesterol trong các động mạch của tim.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Johns Hopkins và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã bắt tay vào nghiên cứu 6.814 nam giới và phụ nữ để xác định điều đó.

Trong những phát hiện được công bố vào năm ngoái, họ đã báo cáo rằng uống trà thường xuyên dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Trà và cà phê, thức uống nào có lợi cho tim hơn và câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe - Ảnh 2.

Ngày nay, cà phê đã trở nên phổ biến ở mọi quốc gia,

Khoảng 51% người tham gia uống ít nhất một cốc cà phê mỗi ngày. Chỉ 13% trong số đó uống ít nhất một cốc trà mỗi ngày.

Ngay từ đầu, những người uống cà phê đã thấy có lượng canxi tích tụ trong động mạch tim cao hơn hầu hết những người uống trà.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia nghiên cứu trung bình 11 năm. Họ phát hiện ra rằng tiêu thụ cà phê thường xuyên có ảnh hưởng trung tính đến sự tích tụ canxi trong động mạch tim.

Ngược lại, uống một hoặc nhiều chén trà mỗi ngày một cách thường xuyên sẽ làm chậm lại sự tích tụ cholesterol trong các động mạch tim.

Trà và cà phê, thức uống nào có lợi cho tim hơn và câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe - Ảnh 3.

ống trà thường xuyên dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Nhìn chung, những người uống trà thường xuyên đã giảm 29% các vấn đề liên quan đến tim. Người uống cà phê thường xuyên không gặp bất kỳ sự thay đổi nào trong các vấn đề liên quan đến tim, nhưng những người thỉnh thoảng mới uống cà phê lại có khả năng gặp các vấn đề về tim cao hơn 28%.

Như vậy, nghiên cứu cho thấy uống trà thường xuyên có thể ít gặp vấn đề về tim hơn, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, với cà phê thì lại không có hiệu quả như vậy. Chất diterpenes trong cà phê đã được tìm thấy rằng có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu).

Có ý kiến cho rằng, có thể số liệu này nghiên cứu này chưa đủ để kết luận. Tuy nhiên, sự an ủi đối với người yêu cà phê là uống cà phê thường xuyên không dẫn tới sự gia tăng đột biến trong các vấn đề liên quan đến tim.

Trà và cà phê, thức uống nào có lợi cho tim hơn và câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe - Ảnh 4.

Uống trà thường xuyên có thể ít gặp vấn đề về tim hơn, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thông thường, bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc cao huyết áp lo lắng về việc liệu họ có thể tiếp tục uống cà phê an toàn hay không. Họ sợ rằng chất caffeine trong nước giải khát có thể gây căng thẳng ở trái tim của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng họ vẫn có thể tiếp tục uống cà phê hàng ngày với với liều lượng cho phép.

"Tôi tin rằng trà có tính chất chống oxy hóa mạnh hơn nhiều do sự hiện diện của polyphenols - chất có mặt trong rượu vang", bác sĩ Kenneth Ng là bác sĩ tim mạch tư vấn tại Trung tâm Tim mạch Novena, chia sẻ.

Nguồn: Herworl

Chia sẻ