Tối nay sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần "Siêu trăng máu"

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Chiều tối nay 26/5, hai hiện tượng thiên nhiên thú vị là nguyệt thực toàn phần và siêu trăng sẽ diễn ra. Nhiều địa phương có thể chiêm ngưỡng hiện tượng tuyệt đẹp, hiếm gặp này.

Theo thông tin từ Hội thiên văn Hà Nội, chiều tối nay 26/5 sẽ diễn ra 2 hiện tượng thiên văn thú vị được rất nhiều người săn đón đó chính là nguyệt thực toàn phần và siêu trăng.

Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).

Đây cũng chính là thời điểm diễn ra nguyệt thực. Lúc này, bóng của Trái Đất chắn ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng, Mặt Trăng rơi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất.

Năm nay, hiện tượng này bắt đầu vào khoảng 15h47 phút theo giờ Việt Nam khi Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối bên ngoài của Trái Đất.

Tối nay sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần "Siêu trăng máu" - Ảnh 1.

Quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần. Nguồn: Samer daboul

Đến khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn ở trung tâm vùng bóng tối sẽ có kích thước lớn nhất và sáng nhất khi nhìn từ Trái Đất, đây chính là hiện tượng Siêu trăng. Quá trình này kéo dài 5 tiếng, đến khoảng 18h11 phút theo giờ Việt Nam sẽ đạt cực đại.

Lúc này Mặt Trăng nằm ở vị trí gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa) và chuyển thành màu đỏ đậm, sẫm, tạo nên hiện tượng "Siêu trăng máu".  

Quá trình nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 7 phút, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và kết thúc lúc 20h49 phút giờ Việt Nam.

Tối nay sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần - Siêu trăng máu - Ảnh 2.

Nhật thực toàn phần trên Encinitas, California, vào năm 2019... Ảnh: Mike Blake / Reuters

Trên thế giới, khu vực các nước Úc, Đông Á, các đảo ở Thái Bình Dương và Tây Mỹ sẽ là những nơi chiêm ngưỡng được hiện tượng này hoàn hảo nhất.

Tại Việt Nam, thông tin trên Thanh Niên, ông Vũ Thế Hoàng, Chủ tịch Hội Thiên văn Hà Nội, cho biết, tất cả các tỉnh thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng này. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng quan sát được pha nguyệt thực toàn phần.

Tại Hà Nội, từ khoảng 18 giờ 30 phút, mặt trăng xuất hiện từ đường chân trời, người xem có thể tìm về hướng đông để bắt đầu quan sát hiện tượng này. Tuy nhiên mọi người chỉ có thể quan sát tốt nhất pha một phần.

TP.HCM là địa điểm có thể quan sát nguyệt thực đạt cực đại từ 18 giờ 18 phút và kết thúc vào 18 giờ 25 phút.

Ngoài ra, đây là lần cuối cùng trong năm 2021 hiện tượng Siêu trăng máu diễn ra, để chiêm ngưỡng trăng máu lần nữa, bạn sẽ phải đợi đến tháng 5/2022.

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.

Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là 104 phút. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.

(Tổng hợp)

Tối nay sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần - Siêu trăng máu - Ảnh 3.

Chia sẻ