Những cụm từ bạn nói có thể "giết chết" hôn nhân
Để duy trì một cuộc hôn nhân kéo dài qua nhiều năm thật chẳng dễ dàng. Vậy mà chỉ cần một vài cụm từ được phát ngôn từ người trong cuộc, nó cũng có thể nhanh chóng kết thúc bất cứ cuộc hôn nhân nào.
Khi nói ra những cụm từ này, đa số người nói đều không hình dung được mức độ nghiêm trọng của nó, song thực tế nó có thể làm đau đớn đối tác gấp trăm nghìn lần bạn nghĩ. Cùng tìm hiểu những cụm từ nguy hiểm dưới đây để biết cách né tránh trong khi đối thoại với bạn đời của mình nhé.
"Chúng ta ly hôn thôi"
Mặc dù được đánh gia là cụm từ nguy hiểm nhưng trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng mỗi khi tức giận, cãi vã nhau lại thường xuyên "lôi" chuyện ly hôn ra như một vũ khí để dọa nạt, thách thức đối phương.
Bạn không biết mỗi nghe được từ này, người nghe sẽ có cảm giác mình bị người kia coi thường, sẵn sàng chia tay bất cứ khi nào, không tha thiết cuộc hôn nhân của mình...
"Chúng ta ly hôn thôi"
Mặc dù được đánh gia là cụm từ nguy hiểm nhưng trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng mỗi khi tức giận, cãi vã nhau lại thường xuyên "lôi" chuyện ly hôn ra như một vũ khí để dọa nạt, thách thức đối phương.
Bạn không biết mỗi nghe được từ này, người nghe sẽ có cảm giác mình bị người kia coi thường, sẵn sàng chia tay bất cứ khi nào, không tha thiết cuộc hôn nhân của mình...
Nếu từ "ly hôn" xuất hiện với tuần suất thấp, nó mới chỉ dừng lại ở mức độ làm tổn thương, tạo cảm xúc xấu cho nửa kia. Còn khi nó được nói quá thường xuyên, nó hoàn toàn có thể trở thành yếu tố trực tiếp hủy hoại cuộc hôn nhân của bạn. Vì vậy, tuyệt đối tránh nhắc đến từ này với bạn đời của mình, trừ khi bạn cảm thấy thực sự đã đến thời điểm cần thiết.
"Mình tôi là đủ!"
Mọi mối quan hệ đều được xây dựng từ ít nhất hai thành viên trở lên. Đối với mối quan hệ vợ chồng cũng vậy, một mình bạn không thể duy trì hôn nhân bền vững. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người kia không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều kiện đủ đối với bạn. Nói một cách thực tế hơn, bạn chỉ có thể sống hạnh phúc nếu có sự che chở, quan tâm, trách nhiệm của chồng và ngược lại.
Tuy nhiên, khi mâu thuẫn xảy ra với bạn đời, bạn lại dễ dàng buông ra cụm từ: "Tôi không cần anh, Mình tôi là đủ!". Như thế chẳng khác nào bạn đang phủ nhận vị trí của chồng trong gia đình. Về phía chồng bạn, chắc chắn câu nói này sẽ khiến anh ấy nghĩ khi vợ mình đã không cần thì còn kéo dài hôn nhân làm gì nữa? Đàn ông coi câu nói này là điềm báo trước của một mối quan hệ sớm tàn.
Những cụm từ mang hàm ý chửi rủa
Theo các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ chửi rủa, lăng mạ được coi là những lỗi không thể tha thứ trong hôn nhân. Chỉ cần một lần bạn lỡ miệng gọi - chửi rủa nửa kia bằng một cụm từ "không thể lọt tai, xúc phạm danh dự hoặc nói với đối tác những từ ngữ không khác gì dân chợ búa, nó sẽ đọng lại trong tâm trí của người ấy như một vết thương mãi mãi không lành.
"Mình tôi là đủ!"
Mọi mối quan hệ đều được xây dựng từ ít nhất hai thành viên trở lên. Đối với mối quan hệ vợ chồng cũng vậy, một mình bạn không thể duy trì hôn nhân bền vững. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người kia không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều kiện đủ đối với bạn. Nói một cách thực tế hơn, bạn chỉ có thể sống hạnh phúc nếu có sự che chở, quan tâm, trách nhiệm của chồng và ngược lại.
Tuy nhiên, khi mâu thuẫn xảy ra với bạn đời, bạn lại dễ dàng buông ra cụm từ: "Tôi không cần anh, Mình tôi là đủ!". Như thế chẳng khác nào bạn đang phủ nhận vị trí của chồng trong gia đình. Về phía chồng bạn, chắc chắn câu nói này sẽ khiến anh ấy nghĩ khi vợ mình đã không cần thì còn kéo dài hôn nhân làm gì nữa? Đàn ông coi câu nói này là điềm báo trước của một mối quan hệ sớm tàn.
Những cụm từ mang hàm ý chửi rủa
Theo các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ chửi rủa, lăng mạ được coi là những lỗi không thể tha thứ trong hôn nhân. Chỉ cần một lần bạn lỡ miệng gọi - chửi rủa nửa kia bằng một cụm từ "không thể lọt tai, xúc phạm danh dự hoặc nói với đối tác những từ ngữ không khác gì dân chợ búa, nó sẽ đọng lại trong tâm trí của người ấy như một vết thương mãi mãi không lành.
Thậm chí ngay cả khi vợ chồng đã hòa thuận thì nỗi ám ảnh về những câu lăng mạ đó vẫn không thể dứt.
"Cút ra khỏi đây!"
Một trong những điều tối kị tất cả các cặp vợ chồng cần tránh là đuổi vợ/chồng ra khỏi nhà. Bài học được những người đi trước rút ra là dù cãi nhau to hay bé, dù người ấy mắc lỗi lầm lớn thì cũng tuyệt đối không được ra lệnh cho nửa kia bước khỏi nơi mà hai vợ chồng đang sinh sống. Nếu thực sự bạn cần một nơi yên tĩnh để bình tâm trở lại thì câu nói tốt nhất là "Em muốn ở một mình".
Theo các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ chửi rủa, lăng mạ bạ đời được coi là những lỗi không thể tha thứ trong hôn nhân (Ảnh minh họa).
"Anh đã lừa dối tôi đúng không?"
Nếu bạn đã có bằng chứng chắc chắn về việc bạn đời lừa dối mình, qua lại với đối tượng khác thì câu nói này hoàn toàn thừa thãi, vô nghĩa.
"Cút ra khỏi đây!"
Một trong những điều tối kị tất cả các cặp vợ chồng cần tránh là đuổi vợ/chồng ra khỏi nhà. Bài học được những người đi trước rút ra là dù cãi nhau to hay bé, dù người ấy mắc lỗi lầm lớn thì cũng tuyệt đối không được ra lệnh cho nửa kia bước khỏi nơi mà hai vợ chồng đang sinh sống. Nếu thực sự bạn cần một nơi yên tĩnh để bình tâm trở lại thì câu nói tốt nhất là "Em muốn ở một mình".
Theo các chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ chửi rủa, lăng mạ bạ đời được coi là những lỗi không thể tha thứ trong hôn nhân (Ảnh minh họa).
"Anh đã lừa dối tôi đúng không?"
Nếu bạn đã có bằng chứng chắc chắn về việc bạn đời lừa dối mình, qua lại với đối tượng khác thì câu nói này hoàn toàn thừa thãi, vô nghĩa.
Còn khi bạn mới chỉ nghi ngờ người ấy có lừa dối mình hay không, trong khi thực tế họ không làm gì mờ ám thì khi nghe câu hỏi: "Anh đã lừa dối tôi đúng không?", chắc chắn chồng bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Và cũng chỉ vài từ ấy thôi cũng đủ khiến họ rời khỏi bạn ngay lập tức mà không cần một lời giải thích nào thêm.
"Tôi bắt đầu ghét anh rồi đấy!"
"Yêu" và "Ghét" là những từ ngữ được coi có thể mang lại cả triệu tấn cảm xúc. Nhưng nếu như từ "yêu" khiến con người ta nảy sinh những xúc cảm tích cực thì từ "ghét" lại mang đến hoàn toàn là điều tiêu cực.
"Tôi bắt đầu ghét anh rồi đấy!"
"Yêu" và "Ghét" là những từ ngữ được coi có thể mang lại cả triệu tấn cảm xúc. Nhưng nếu như từ "yêu" khiến con người ta nảy sinh những xúc cảm tích cực thì từ "ghét" lại mang đến hoàn toàn là điều tiêu cực.
Đặc biệt khi từ "ghét" được phát ngôn bởi một người từng yêu thương, gắn bó với bạn, cảm xúc tiêu cực càng mạnh mẽ hơn. Nó khiến bạn thấy mình bị phản bội, coi thường. Và khi đã bị ghét thì còn ai thiết tha ở lại bên nhau nữa?
"Anh chỉ bám váy mẹ là giỏi"
Bất cứ người đàn ông nào cũng dành sự yêu quý, tôn sùng đặc biệt cho người mẹ của họ. Vậy nên khi nghe thấy bạn lôi mẹ chồng vào cuộc chiến giữa hai người, đàn ông dễ dàng phát khùng.
"Anh chỉ bám váy mẹ là giỏi"
Bất cứ người đàn ông nào cũng dành sự yêu quý, tôn sùng đặc biệt cho người mẹ của họ. Vậy nên khi nghe thấy bạn lôi mẹ chồng vào cuộc chiến giữa hai người, đàn ông dễ dàng phát khùng.
Thêm một điểm nữa, đàn ông khi đã lập gia đình luôn tự vỗ ngực là mình đã trưởng thành, việc bị coi là "bám váy mẹ" chính là câu nói chạm đến lòng tự trọng cao ngút trời của họ. Họ thà rời bỏ bạn để tìm đến một người kém hoàn hảo hơn nhưng được tôn trọng tuyệt đối còn hơn.
Những lời chỉ trích
Những lời chỉ trích, kết tội bạn đời có ảnh hưởng cực xấu đến mối quan hệ vợ chồng, thậm chí nó có thể "giết chết" cuộc hôn nhân đang gặp trục trặc của bạn. Hậu quả mà những lời chỉ trích này để lại là nó khiến đối phương nản lòng, không còn thiết tha với bạn đời.
Những lời chỉ trích
Những lời chỉ trích, kết tội bạn đời có ảnh hưởng cực xấu đến mối quan hệ vợ chồng, thậm chí nó có thể "giết chết" cuộc hôn nhân đang gặp trục trặc của bạn. Hậu quả mà những lời chỉ trích này để lại là nó khiến đối phương nản lòng, không còn thiết tha với bạn đời.
Họ cho rằng khi bị chỉ trích quá nhiều nghĩa là trong mắt bạn đời, mình không còn chút giá trị nào, không được chấp nhận nữa. Chính bởi suy nghĩ này, họ chọn cách ra đi, kết thúc hôn nhân còn hơn sống bên một người coi thường mình.
"Chúng ta cần nói chuyện"
Khi yêu cũng như khi đã cưới, câu nói "Chúng ta cần nói chuyện" tưởng như bình thường nhưng hoàn toàn có thể đẩy một mối quan hệ đi đến kết cục xấu nhất đó là chia tay. Bởi lẽ nó phản ánh việc bạn đang trầm trọng hóa vấn đề và khiến đối tác hoang mang, lo sợ, đồng thời nghĩ rằng bạn đang cảm thấy cuộc hôn nhân của mình gặp vấn đề lớn.
Chắc chắn khi nói ra câu này, bạn phải có điều gì đó không hài lòng về đối phương. Tuy nhiên, thay vì nói như vậy, tốt nhất hãy thay thế nó bằng một câu nói đề cập trực tiếp đến vấn đề bạn đang suy nghĩ. Như thế sẽ khiến bạn đời cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
"Chúng ta cần nói chuyện"
Khi yêu cũng như khi đã cưới, câu nói "Chúng ta cần nói chuyện" tưởng như bình thường nhưng hoàn toàn có thể đẩy một mối quan hệ đi đến kết cục xấu nhất đó là chia tay. Bởi lẽ nó phản ánh việc bạn đang trầm trọng hóa vấn đề và khiến đối tác hoang mang, lo sợ, đồng thời nghĩ rằng bạn đang cảm thấy cuộc hôn nhân của mình gặp vấn đề lớn.
Chắc chắn khi nói ra câu này, bạn phải có điều gì đó không hài lòng về đối phương. Tuy nhiên, thay vì nói như vậy, tốt nhất hãy thay thế nó bằng một câu nói đề cập trực tiếp đến vấn đề bạn đang suy nghĩ. Như thế sẽ khiến bạn đời cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Những thói quen tưởng chừng vô hại có thể biến thành các vấn đề lớn trong mối quan hệ vợ chồng nếu bạn không biết cách kiểm soát.