Lời nói dối của vợ
Anh ghét nhất là tính nói dối. Mỗi khi phải nghe lời nói dối, trong người anh bứt rứt, khó chịu, bực bội vô cùng.
Vậy mà khi anh có vợ, anh đã chứng kiến không ít lần vợ nói dối, nói dối không chớp mắt nhưng anh lại thấy như được an ủi, vuốt ve.
Một dạo, anh không kiếm được việc làm thêm nên chỉ đưa trần trụi đồng lương tiêu một tuần không đủ. Vợ không những không cằn nhằn còn bảo: “Em thấy nhà mình như thế này lại thích hơn. Ngày nào vợ chồng cũng được ngồi ăn cơm với nhau...”. Biết vợ an ủi mà nói thế chứ ngày nào cô ấy cũng ghi chép, tính toán cắt bớt khoản chi nọ, khoản chi kia để đủ sống chứ nào có sướng gì nhưng anh vẫn thấy hạnh phúc hơn hẳn mấy cậu đồng nghiệp. Họ cũng không kiếm được việc làm thêm, tiền ít nên bị vợ đay đả, chê bai đến phát điên, đánh cả vợ, làm nhà cửa om sòm.
Một hôm vợ ốm, lần đầu tiên anh phục vụ vợ, nấu một bát cháo hành tía tô cho vợ. Hỏi vợ ăn có vừa miệng không? Vợ gật đầu rối rít bảo: “Chuẩn! Em cứ tưởng phải nhịn đói cơ, không ngờ anh khá quá. Cám ơn bố Cún nhé!” Anh cứ nở cả mặt cả mũi, hãnh diện quá.
Hàng ngày vợ hầu hạ mình đến cái tăm cũng chẳng biết để ở đâu, tưởng chỉ có biết ăn, vậy mà nấu được nồi cháo, lại còn được khen thì quá giỏi rồi. Một lát sau mẹ anh đến, nhìn nồi cháo đặc cứng mà hột gạo chưa nở hết, bà nếm thử, cười bảo: “Mày cho vợ ốm ăn cháo kiểu này hả con ? Cơm chả ra cơm, cháo chẳng ra cháo, lại mặn chát như gạo kho thế này thì nó nuốt sao được”. Vợ nghe thấy, nói: “Con ốm miệng đắng nên ăn đậm đậm một chút mới thấy ngon”. Nghe vợ nói dối mà chảy nước mắt vì thương.
Hôm anh đi Pháp về, vợ thấy chồng chẳng có món quà nào cho mọi người, liền hộc tốc ra siêu thị mua chocolate cho các cháu. Mua cho bố chồng chai rượu, biếu mẹ chồng cái khăn quàng của Pháp. Bố mẹ anh vui lắm, cứ trợn tròn mắt khen thằng con quý tử bây giờ cũng biết mua quà biếu bố mẹ.
Lại một lần anh đi công tác vắng, cậu phó của anh bị cấp cứu mổ ruột thừa, vợ anh biết được đã mua quà đến thăm và bảo: “Anh ấy gửi lời hỏi thăm chú và chúc chú mau khỏe. Đây là quà anh ấy chỉ đạo chị mua...”. Khi anh về, cô vợ anh chàng ấy cám ơn rối rít, lại khen sếp chu đáo quá làm anh tự hào ghê.
Vợ anh thích yên tĩnh, không thích đông người ồn ào nên ít khi mời khách. Bạn bè của vợ cũng ít lời, đến chơi thường ngồi nghe nhạc, nói chuyện rủ rỉ, nhưng khi người ở quê lên khám bệnh hoặc ở nhờ những ngày con đi thi, vợ anh niềm nở bảo: “Em cũng thích có người đến ở cho đông vui, các anh chị đừng ngại, cứ thoải mái. Mấy ngày chứ lâu gì đâu mà sợ phiền”. Người nhà quê cũng biết mình làm phiền gia chủ, nhưng nghe thế họ cũng bớt áy náy hơn. Còn anh, vẫn biết là vợ nói dối nhưng thấy mọi người thoải mái khen chị chủ dễ tính cũng mát lòng.
Có lần anh hỏi: “Nếu anh chết thì em thế nào nhỉ? Có lấy chồng khác hay không?”. Vợ anh tủm tỉm cười bảo: “Nếu anh chết thì em cũng chết theo để còn được tặng bảng tiết hạnh khả phong chứ”. Mát lòng nhất là nghe vợ nói: “Kiếp sau em nhất quyết tìm anh để lại làm vợ anh”.
Dẫu biết rằng đó là lời nói dối, nhưng vị ngọt của nó vẫn làm người ta xao xuyến, yêu thương. Thì ra, không phải lời nói dối nào cũng xấu. Lời nói dối xuất phát từ trái tim yêu thương và thông cảm sẽ mang đến dịu êm để xua đi mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống hàng ngày.
Một dạo, anh không kiếm được việc làm thêm nên chỉ đưa trần trụi đồng lương tiêu một tuần không đủ. Vợ không những không cằn nhằn còn bảo: “Em thấy nhà mình như thế này lại thích hơn. Ngày nào vợ chồng cũng được ngồi ăn cơm với nhau...”. Biết vợ an ủi mà nói thế chứ ngày nào cô ấy cũng ghi chép, tính toán cắt bớt khoản chi nọ, khoản chi kia để đủ sống chứ nào có sướng gì nhưng anh vẫn thấy hạnh phúc hơn hẳn mấy cậu đồng nghiệp. Họ cũng không kiếm được việc làm thêm, tiền ít nên bị vợ đay đả, chê bai đến phát điên, đánh cả vợ, làm nhà cửa om sòm.
Một hôm vợ ốm, lần đầu tiên anh phục vụ vợ, nấu một bát cháo hành tía tô cho vợ. Hỏi vợ ăn có vừa miệng không? Vợ gật đầu rối rít bảo: “Chuẩn! Em cứ tưởng phải nhịn đói cơ, không ngờ anh khá quá. Cám ơn bố Cún nhé!” Anh cứ nở cả mặt cả mũi, hãnh diện quá.
Hàng ngày vợ hầu hạ mình đến cái tăm cũng chẳng biết để ở đâu, tưởng chỉ có biết ăn, vậy mà nấu được nồi cháo, lại còn được khen thì quá giỏi rồi. Một lát sau mẹ anh đến, nhìn nồi cháo đặc cứng mà hột gạo chưa nở hết, bà nếm thử, cười bảo: “Mày cho vợ ốm ăn cháo kiểu này hả con ? Cơm chả ra cơm, cháo chẳng ra cháo, lại mặn chát như gạo kho thế này thì nó nuốt sao được”. Vợ nghe thấy, nói: “Con ốm miệng đắng nên ăn đậm đậm một chút mới thấy ngon”. Nghe vợ nói dối mà chảy nước mắt vì thương.
Biết là lời nói dối, nhưng vị ngọt của nó vẫn làm người ta xao xuyến, yêu thương (ảnh minh họa)
Hôm anh đi Pháp về, vợ thấy chồng chẳng có món quà nào cho mọi người, liền hộc tốc ra siêu thị mua chocolate cho các cháu. Mua cho bố chồng chai rượu, biếu mẹ chồng cái khăn quàng của Pháp. Bố mẹ anh vui lắm, cứ trợn tròn mắt khen thằng con quý tử bây giờ cũng biết mua quà biếu bố mẹ.
Lại một lần anh đi công tác vắng, cậu phó của anh bị cấp cứu mổ ruột thừa, vợ anh biết được đã mua quà đến thăm và bảo: “Anh ấy gửi lời hỏi thăm chú và chúc chú mau khỏe. Đây là quà anh ấy chỉ đạo chị mua...”. Khi anh về, cô vợ anh chàng ấy cám ơn rối rít, lại khen sếp chu đáo quá làm anh tự hào ghê.
Vợ anh thích yên tĩnh, không thích đông người ồn ào nên ít khi mời khách. Bạn bè của vợ cũng ít lời, đến chơi thường ngồi nghe nhạc, nói chuyện rủ rỉ, nhưng khi người ở quê lên khám bệnh hoặc ở nhờ những ngày con đi thi, vợ anh niềm nở bảo: “Em cũng thích có người đến ở cho đông vui, các anh chị đừng ngại, cứ thoải mái. Mấy ngày chứ lâu gì đâu mà sợ phiền”. Người nhà quê cũng biết mình làm phiền gia chủ, nhưng nghe thế họ cũng bớt áy náy hơn. Còn anh, vẫn biết là vợ nói dối nhưng thấy mọi người thoải mái khen chị chủ dễ tính cũng mát lòng.
Có lần anh hỏi: “Nếu anh chết thì em thế nào nhỉ? Có lấy chồng khác hay không?”. Vợ anh tủm tỉm cười bảo: “Nếu anh chết thì em cũng chết theo để còn được tặng bảng tiết hạnh khả phong chứ”. Mát lòng nhất là nghe vợ nói: “Kiếp sau em nhất quyết tìm anh để lại làm vợ anh”.
Dẫu biết rằng đó là lời nói dối, nhưng vị ngọt của nó vẫn làm người ta xao xuyến, yêu thương. Thì ra, không phải lời nói dối nào cũng xấu. Lời nói dối xuất phát từ trái tim yêu thương và thông cảm sẽ mang đến dịu êm để xua đi mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống hàng ngày.