Tình cờ phát hiện di tích lịch sử 50.000 năm tuổi theo cách không ai có thể ngờ
Cả một di tích có niên đại hàng chục ngàn năm lại được phát hiện nhờ một hành động vô tình của người đàn ông.
Nhiều nhà khảo cổ học và nhà nghiên cứu đã dành toàn bộ cuộc đời mình để cố gắng tìm hiểu về quá khứ bị lãng quên. Và để tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn chưa có lời giải đáp, họ phải dành rất nhiều năm tháng thậm chí là cả đời mình để tìm tòi, khám phá.
Ấy thế nhưng, cho dù họ có nghiên cứu và lập kế hoạch kỹ lưỡng ra sao, đôi khi định mệnh lại đến vào lúc ít ngờ tới nhất. Đó là điều mà nhà khảo cổ học Clifford Coulthard đã được trải nghiệm.
Khi Clifford và Giles Hamm, một nhà khảo cổ học tại Đại học La Trobe, đến Australia để nghiên cứu về cuộc sống của thổ dân cổ xưa, nhưng họ không gặp may mắn vì chưa tìm thấy bất kỳ dấu vết nào đáng lưu tâm. Sau đó, Clifford quyết định rời khỏi nhóm để "giải quyết nỗi buồn" và anh đã vô tình tìm thấy một điều tuyệt vời theo cách hoàn toàn ngẫu nhiên...
Khi đang tìm kiếm chỗ để "giải quyết nỗi buồn", Clifford trèo lên một con đường hẹp, ông nhìn thấy một con suối được bao quanh bởi các tảng đá có kết cấu khá lạ. Vì quá tò mò, ông quyết định đi tiếp xem sao và những gì ông tìm thấy thật đáng kinh ngạc.
Đó là một vách đá trú ẩn tuyệt vời của thổ dân Úc định cư từ 49.000 năm trước.
Ngay khi Clifford nhận thấy rằng vách đá ám màu đen từ khói, một dấu hiệu cho thấy con người thực sự đã từng coi đây là nơi trú ẩn của họ, ông vội vàng quay trở lại và báo cho đồng nghiệp Giles. Khi Giles nhìn thấy nơi này, ông cũng ngay lập tức đồng ý rằng đây chắc chắn là một dấu hiệu đặc biệt.
Họ bắt đầu khai quật địa điểm và không lâu sau đó họ xác định được đây chính là địa điểm thổ dân từng cư trú lâu đời nhất ở Úc. Nghiên cứu cho thấy đây từng là nơi trú ẩn của con người từ khoảng 40.000 năm trước.
Trong khi khai quật di tích này, các nhà khảo cổ học tìm thấy một chỗ cất giấu đồ rất cổ xưa. Họ phát hiện ra hàng lớp xương động vật, than củi, tro, vỏ trứng... Và có lẽ những dấu hiệu của sự sống cổ xưa này có thể không bao giờ được phát hiện nếu Clifford không đi dạo quanh khu vực đó!
Các công cụ lao động thô sơ mà các nhà khảo cổ học đã khám phá ra chứng tỏ đây là một di tích lịch sử lớn. Những chiếc rìu mà họ tìm thấy có niên đại 33.000 đến 40.000 năm tuổi.
Các nhà khảo cổ cũng khám phá ra xương từ những mảnh xương của 16 loài động vật có vú khác nhau và một loài bò sát. Khám phá đáng chú ý nhất là xương của loài "quái thú" Diprotodon optatum, một loài động vật có vú tiền sử thời tiền sử có kích thước lớn ngang với một con tê giác.
Loài "quái thú" Diprotodon optatum - Ảnh minh họa.
Việc tìm ra xương của động vật có vú này cũng chứng minh rằng sinh vật này đã đóng vai trò như nguồn thức ăn chính cho những thổ dân cổ xưa. Nguyên do bởi vì một sinh vật có kích thước và hình dạng lớn như vậy không thể tự đi vào hang động được. Điều này có nghĩa là động vật bị săn bắt và được mang về nơi trú ẩn.
Có lẽ phần quan trọng nhất của phát hiện này là biết rằng những nơi trú ẩn như vậy được sử dụng không thường xuyên, rất có thể chỉ khi thời tiết trở nên khắc nghiệt. Từ đó các nhà khảo cổ học biết rằng các thổ dân cổ xưa chủ yếu sống du mục.
Ảnh minh họa.
Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).
Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.
Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!
(Nguồn: boredomtherapy)