Tiết kiệm được 1,6 tỷ đồng cùng 3 cây vàng nhờ kiên trì làm đúng 1 việc
Để tiết kiệm được tiền tỷ, điểm chung của những gia đình này chỉ gói gọn trong 1 câu: Chỉ tiêu một nửa số tiền kiếm được!
Chúng ta đều biết rằng để tiết kiệm được tiền, hoặc nói rộng hơn là để có tài sản và có tiền phòng thân, việc chi tiêu hoang phí là điều tối kỵ. Nhưng phải làm sao để tối ưu chi tiêu thì không phải ai cũng biết.
Lắng nghe chia sẻ của những gia đình dưới đây sẽ phần nào giúp bạn tìm được đáp án cho thắc mắc phía trên.
Chỉ tiêu 1 nửa thu nhập, 1 nửa còn lại để tiết kiệm hoặc mua vàng
Không khó để tìm thấy những chia sẻ về việc tiết kiệm 1/2 thu nhập, trong các hội nhóm, cộng đồng quản lý tài chính cá nhân. Nhờ không tiêu hết tiền lương, họ có thể an tâm sống, dù chưa đến mức tự do tài chính, nhưng chí ít, cũng không bất an tài chính hay gặp áp lực nợ nần.
Dù không quản lý chi tiêu một cách chi tiết, nhưng với gia đình dưới đây, tháng nào họ cũng tiết kiệm hơn 50% thu nhập. Tài sản hiện có là 1 căn nhà, 1 tỷ tiền tiết kiệm. Thêm vào đó, theo chia sẻ của “tay hòm chìa khóa”, dù gia đình có 2 con nhỏ nhưng họ không có dự định mua ô tô.
Hoặc như cặp vợ chồng này, mỗi tháng kiếm 74 triệu nhưng cũng chỉ tiêu tối đa 39 triệu, 35 triệu còn lại sẽ dùng để tiết kiệm. Tài sản hiện có là 1,6 tỷ đồng tiết kiệm tiền mặt và 3 cây vàng.
Có thể đến đây, nhiều người sẽ nghĩ “nhà họ kiếm được 70-75 triệu/tháng nên dễ tiết kiệm là đúng rồi”, chứ với những gia đình có mức thu nhập trung bình dưới 20 triệu/tháng, vun vén đến đâu cũng khó mà tiết kiệm được 1/2 thu nhập.
Tựu trung lại, để có tiền tiết kiệm và có vàng, dù thu nhập cao hay chỉ mức trung bình, việc quản lý chi tiêu là yếu tố bắt buộc. Không thể có chuyện vung tay quá trán mà vẫn dư dả tiền bạc, có tài sản tích lũy, trừ khi kiếm được tiền tỷ mỗi tháng.
Học được gì từ cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm của 3 gia đình phía trên?
Trên thực tế, việc quản lý tài chính cá nhân hay tiết kiệm nói riêng, đều có những nguyên tắc cơ bản mà có thể chúng ta đều đã biết hoặc đã từng nghe qua, nhưng lại tặc lưỡi xem nhẹ tầm quan trọng của những yếu tố ấy, nên thành ra chẳng tiết kiệm được đồng nào.
1 - Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Có lẽ, đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất nhưng lại là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tính thành bại của mục tiêu tiết kiệm.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy cả 3 gia đình phía trên đều áp dụng nguyên tắc này: Lương về là trích ngay 1 khoản để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Sau đó, cân đối chi tiêu của cả tháng với số còn lại.
Làm như vậy, có muốn tiêu hoang cũng không được.
2 - Không ngừng tìm cách tối ưu chi tiêu
Thu nhập hơn 70 triệu/tháng, chỉ tiêu 39 triệu, hiện có 1,6 tỷ tiết kiệm cùng 3 cây vàng nhưng vẫn không ngừng suy nghĩ “liệu có thể cắt giảm chi tiêu thêm nữa không?” hoặc “làm gì để tiền đẻ ra tiền?”. Đây chính là sự khác biệt của người tiết kiệm thành công và những người vật vã mãi vẫn chẳng dư đồng nào.
Chính cách tư duy này khiến họ không bị rơi vào bẫy lạm phát lối sống. Thay vì nghĩ tới việc tiêu tiền, chi tiền khi thu nhập tăng, họ lại quan tâm đến việc tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc tìm cách đầu tư để tiền sinh lời.
Đương nhiên, thu nhập cao, việc tiết kiệm 1/2 thu nhập sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là những gia đình có mức thu nhập trung bình không thể tiết kiệm được. Bằng chứng chính là gia đình có mức thu nhập 17 triệu/tháng dưới đây.