Thuốc chống và ngăn chặn ung thư tái phát
Các nhà khoa học tin rằng thuốc này làm tăng kháng tự nhiên của cơ thể có thể giúp chống lại các bệnh ung thư và ngăn chặn chúng tái phát.
Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra một loại thuốc có tác dụng chống ung thư nhờ đẩy mạnh sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Mới đây, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy chất ức chế Delta cũng có tác dụng đối với các bệnh ung thư khác chứ không phải chỉ với bệnh ung thư máu như trước đây.
Loại thuốc dạng uống này đã được thử nghiệm thành công với bệnh nhân ung thư bạch cầu. Hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học UCL và Viện Babraham thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra chất ức chế cùng loại cũng có hiệu quả chống lại ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư da và ung thư vú...
Bình thường, tế bào ung thư ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách sản xuất một loại enzyme gọi là "p100delta" - một chất khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật. Các loại thuốc được nghiên cứu sẽ "ức chế enzyme", cho phép hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khối u. Một lợi ích khác của thuốc là nó sẽ xây dựng khả năng miễn dịch và khiến bệnh ung thư không thể tái phát. Điều này khác với việc chúng ta không chắc chắn được rằng các tế bào ung thư đã bị tiêu diệt sạch trong quá trình hóa trị liệu hay chưa.
Mặc dù nghiên cứu được tiến hành thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu tin tưởng nó sẽ có hiệu quả ở người và hy vọng rằng thử nghiệm trên người sẽ sớm được bắt đầu.
Các nhà khoa học tin rằng thuốc này làm tăng kháng tự nhiên của cơ thể có thể giúp chống lại các bệnh ung thư và ngăn chặn chúng tái phát. Ảnh Alamy
"Điều này giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại các bệnh ung thư tốt hơn và có dường như có hiệu quả với tất cả các bệnh ung thư. Thuốc có tác dụng đến một ngưỡng nhất định nếu khối u không quá lớn. Nó cũng rất hiệu quả nếu dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa sự lây lan", Giáo sư Bart Vanhaesebroeck của Viện Ung thư UCL, người đầu tiên phát hiện ra enzyme P110 vào năm 1997 cho biết.
"Và cũng thật thú vị khi nhận ra rằng ngăn chặn "p110delta" cũng có tác dụng đáng kể thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư máu cũng như bệnh ung thư khác", Giáo sư Bart Vanhaesebroeck cho biết thêm.
Nhóm nghiên cứu cho thấy ức chế enzyme ở chuột cũng làm tăng đáng kể tỉ lệ sống sót ở những bệnh nhân bị các loại ung bướu cả thể rắn, lỏng lẫn u máu...
Những con chuột bị ung thư vú trong thí nghiệm khi được dùng thuốc tăng gấp đôi thời gian sống sót. Bệnh ung thư của chúng cũng ít lây lan hơn, khối u phát triển chậm hơn. Tỉ lệ sống sóng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư vú cũng được cải thiện đáng kể. Điều này có ý nghĩa lâm sàng quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú quay trở lại sau phẫu thuật.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch đã " ghi nhớ" các bệnh ung thư và có thể chống lại một lần nữa nếu bệnh tái phát.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chất ức chế có thể làm thay đổi hoàn toàn: từ chỗ ung thư trở nên miễn dịch với hệ thống bảo vệ của cơ thể chuyển sang cơ thể trở nên miễn ung thư. Đây là cơ sở cho việc sử dụng các loại thuốc này để chống lại ung thư thể rắn và ung thư máu, có thể dùng cùng lúc với vắc-xin chống ung thư, liệu pháp tế bào và phương pháp điều trị khác thúc đẩy phản ứng miễn dịch khối u cụ thể", Tiến sĩ Klaus Okkenhaug của Viện Babraham tại Đại học Cambridge, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết.
Các loại thuốc này đang được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng và được công nhận là liệu trình trị liệu đột phá bởi Cục Dược phẩm Liên bang ở Mỹ (FDA) và có thể được phát triển đẩy mạnh. Thuốc có thể được đưa vào sử dụng trong vòng vài năm nếu được chấp thuận bởi cơ quan quản lý châu Âu và Viện Lâm sàng.
Giáo sư Nic Jones, nhà khoa học nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu ung thư Manchester, cho biết: "Phương pháp điều trị là "đào tạo" hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature và được tài trợ bởi Tổ chức nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, Hội đồng nghiên cứu Khoa học về Sinh học và Công nghệ sinh học Anh.