Thuê phòng họp mất 2 triệu/giờ, dùng cái gì cũng bị tính phí nhưng nhân viên lại mê mẩn và sung sướng với cách hoạt động lạ đời của công ty Nhật Bản

JJJ,
Chia sẻ

"Ông ấy muốn tạo ra một hệ thống giống như chơi trò Final Fantasy hoặc Dragon Quest, khiến công việc trở nên vui vẻ nhưng vẫn khiến công ty tăng trưởng," Nhân viên của Disco nói về ông chủ Naito.

Hiroyuki Suzuki không thể vui hơn khi công ty thu của ổng và mọi nhân viên 100 USD cho mỗi giờ sử dụng phòng họp.

"Tự dưng mọi người hạn chế hẳn những cuộc họp nhảm nhí," Suzuki, 37 tuổi, người làm việc cho tập đoàn phụ liệu ngành chip Disco của Nhật cho hay. Và người đàn ông này chỉ là 1 trong số 5000 nhân viên đang hòa mình vào văn hóa làm việc "siêu thực dụng" này.

Tại Disco, mọi thứ đều có giá của nó! Từ bàn làm việc đến máy tính cá nhân hay thậm chí, chỗ treo ô ướt... đều tính phí sử dụng. Công ty này giống như một khu vực kinh tế tự do, giống như những gì diễn ra bên ngoài Disco.

Như thế nào? Họ sử dụng đơn vị tiền tệ ảo gọi là "Will" ( chắc là Ý chí) với số dư được thanh toán bằng đồng yên vào cuối mỗi quý.

Toshio Naito, người đàn ông tạo ra chương trình và thực hiện nó từ năm 2011 cho Disco, khẳng định: "Công việc nên hướng đến sự tự do, không phải những mệnh lệnh."

0-1561105276366920128195-crop-156110528390775753465

Toshio Naito

Cách tiếp cận đầy thử thách này cuối cùng đã được đền đáp. Biên độ hoạt động của Disco đã tăng lên 26% từ 16% kể từ khi thử nghiệm được áp dụng 8 năm trước và lợi nhuận của họ khiến các đối thủ ghen tỵ. Giá cổ phiếu của Disco tăng gần gấp 4 lần trong giai đoạn đó, giúp công ty đạt mức giá trị thị trường 5 tỷ USD. Nhờ tiền đề này, tiền thưởng, lương của nhân viên cao gấp đôi mức trung bình Nhật Bản. Đây cũng là đơn vị đầu tiên giành được giải thưởng của chính phú nhờ tạo ra nơi làm việc lý tưởng.

Tuy phương pháp này đem lại thành công cho Disco và được thử nghiệm tại một số công ty khác ở Nhật nhưng đến nay vẫn chưa có nơi nào áp dụng chính thức. Các kỹ sư phàn nàn rằng nó làm giảm khả năng tập trung hoàn toàn của họ để nghiên cứu và bắt đầu nghỉ việc. Trong khi đó, những người khác cảm thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy không bao giờ kết thúc để nhận tiền thưởng.

Ông Takashi Shimizu, Giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo cho biết phải mất khoảng 5 năm để nhân viên ở Nhật thích nghi với cách tiếp cận này. Trong khi đó, những người đã thích nghi tốt nhưng anh Naoki Sakamoto, một công nhân nhà máy của Disco lại cho rằng việc có thể đo lường mọi thứ tạo ra sự hứng thú và tự tin hơn.

600x-1

Ứng dụng tính thưởng và thu phí của Disco

Disco, được thành lập vào năm 1937 với tên Dai-Ichi Seitosho Co., khởi nghiệp bằng cách cung cấp dụng cụ cắt gọt cho quân đội Nhật Bản trước Thế chiến II. Lưỡi cưa và lưỡi kim cương của doanh nghiệp này đã được sử dụng để cắt mọi thứ, thậm chí cả đá mặt trăng được mang về từ tàu vũ trụ Apollo 11. Tóm lại, đến nay Disco đã trở thành nhà sản xuất thiết bị cắt lớn nhất thế giới, "đặc sản" chính là thiết bị cắt siêu chi tiết để gia công chip điện tử.

Disco đã dành nhiều năm để nghiên cứu tăng cường hiệu quả hoạt động.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhát là coi hàng nghìn nhóm nhân viên là những công ty riêng lẻ, dưới sự dẫn dắt của Naito, Disco đã cấp quyền tự chủ đến từng nhân viên và gọi đó là "Personal Will."

Nhân viên nhận lương cơ bản và có thể kiếm thêm qua Will nhờ hoàn thành các nhiệm vụ khác. Tiền thưởng mỗi quý có thể đạt cỡ 1 năm tiền lương với những nhân viên xuất sắc, thậm chí tiền thưởng cả năm đủ mua siêu xe ngoại.

Và điều hay ho còn nằm ở chỗ, mọi người sẽ đấu giá các nhiệm vụ - nhiệm vụ nào không thu hút, không ai thèm đấu giá tức là nó không cần thiết, bị bỏ qua ngay lập tức.

Ngoài ra, các nhóm sẽ trả tiền "thuê" nhau làm nhiệm vụ. Ví dụ, đội bán hàng sẽ trả tiền cho công nhân để gia công hàng; công nhân lại trả tiền để kỹ sư thiết kế sản phẩm mới có thể bán được giá hơn. Đại loại là, mọi thứ sẽ đẩy nhau đi theo cách chặt chẽ nhất có thể.

Đương nhiên, có thưởng ắt phải có phạt - những hành vi khiến hiệu quả công việc giảm sút sẽ bị phạt nặng: Chất đống hàng hóa bừa bãi hoặc đi muộn, làm thêm quá nhiều giờ cũng tính là tội nặng. Từ khi hình phạt đánh vào ý thức được áp dụng vào năm 2015, số giờ làm thêm của cả công ty đã giảm 9%, cải thiện mục tiêu cân bằng cuộc sống và công việc của chính phủ Nhật Bản.

Quay lại tiền tệ ảo mang tên "Will": Nhân viên cũng có thể kiếm Will từ người khác bằng cách giúp đỡ họ: Làm báo cáo giúp nhân viên phải đi họp phụ huynh cho con.

Thậm chí, đã có cả quỹ gọi vốn nội bộ tương tự như Kickstarter, nơi mọi người tha hồ bày tỏ ý tưởng kinh doanh. Những ai thấy bùi có thể góp Will và kiếm được lãi nếu dự án đó thành công!

"Ông ấy muốn tạo ra một hệ thống giống như chơi trò Final Fantasy hoặc Dragon Quest, khiến công việc trở nên vui vẻ những vẫn khiến công ty tăng trưởng," Nhân viên của Disco nói về ông chủ Naito.

Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ