Thời trẻ chắt chiu, tiết kiệm 3,4 tỷ đồng để về hưu sống nhàn hạ, ông lão U78 chịu cô độc, hối hận vô cùng
Để tiết kiệm được 3,4 tỷ đồng ông phải trả cái giá rất lớn bằng tình cảm gia đình của mình.
*Đây là lời kể của ông Trương 78 tuổi, sinh sống tại Trung Quốc trên trang 163.
Dùng mọi cách để tiết kiệm dù có ích kỉ đi chăng nữa
Tôi làm nghề thợ xây, từ năm 18 tuổi tôi đã đi theo chú tôi đi phụ hồ xây nhà. Nhà tôi có 6 anh chị em, tôi là con trai duy nhất trong nhà. Theo như phong tục làng thì việc chăm sóc bố mẹ là trách nhiệm của tôi. Nhưng thật ra, tôi muốn bản thân tích cóp chút tiền nên đã kể khổ với các chị là vợ chồng tôi kinh tế khá khó khăn. Thế nên các chị vô cùng thương tôi, chuyện chăm sóc bố mẹ tôi chưa mất một đồng nào.
Khi đấy, tôi có hai đứa con đang tuổi đi học. Đứa thứ nhất hơn đứa thứ út một tuổi. Chúng ngang tuổi nhau nên tiền học, tiền ăn uống, sinh hoạt cũng vì thế gấp đôi. Để tiết kiệm chút tiền, tôi toàn đã xin quần áo cũ cho con hai con mặc lại
Hai đứa con gái tôi khá ngoan ngoãn chấp chuyện này, nhưng khi chúng lớn lên thì bắt đầu không thích mặc quần áo cũ của người khác. Vì khi đi học sẽ bị bạn bè chê cười, xa lánh không chơi cùng.
Vợ tôi cũng từng bảo: "Anh đi làm ở ngoài thu nhập cũng không thấp. Số tiền đó mình bỏ ra chút ra để mua cho con cái áo mới, vì các con giờ học cấp 2 rồi, cũng biết để ý ngoại hình, không thể cứ mặc quần áo cũ của người khác suốt được".
Lúc đó tôi chỉ nghĩ là có quần áo mặc là đã được rồi, không cần lãng phí tiền vào việc mua quần áo mới, chúng tôi cần có tiết kiệm tiền để sau này về già chăm sóc bản thân. Với lại, vợ chồng chúng tôi không có lương hưu, cũng không có con trai, về già chỉ có thể dựa vào mấy đồng tiền tiết kiệm này. Dần dần, vợ tôi cũng bị tôi thuyết phục.
Chớp mắt, hai con gái tôi cũng tốt nghiệp cấp 2 và dự định sẽ đi học cấp 3 ở huyện, cách nhà 30km. Việc này cũng có nghĩa là chúng phải học nội trú.
Khi đó, hầu hết những bé gái trong làng chỉ học hết cấp 1, tôi thầm nghĩ là hai cô con gái tôi học đến hết cấp 2 là đủ, nên tôi phản đối việc cho con đi học cấp 3. Theo tôi, chỉ cần con gái khéo tay một chút là có thể nuôi sống bản thân mình rồi.
Con cái vì sự ích kỷ của bố mà giận bỏ đi
Lúc đó, cho dù hai đứa dù có xin tôi như thế nào thì tôi cũng nhất quyết làm theo ý bản thân. Vì chuyện này nên hai đứa bỏ nhà ra đi. Vợ tôi cũng khóc hết nước mắt, trách tôi chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.
Sau này, tôi nghi ngóng được hai đứa con của tôi đến Thâm Quyến làm việc. Con đầu thì làm phục vụ ở quán mì, con út đi trông trẻ con cho một gia đình ở đó.
Các con vẫn giận tôi nên 3 năm liền không viết cho tôi một bức thư nào, cũng không về thăm nhà dù chỉ một lần. 5 năm sau, vợ tôi vì chuyện các con mà sinh bệnh mà mất.
Biết được tin, các con lập tức về nhà chuẩn bị hậu sự cho bà ấy. Nhưng sau công việc xong xuôi, chúng nó đi ngay không ở nhà ngày nào. Thấm thoát 5 năm trôi qua, con cả tôi đi lấy chồng tận Quý Châu cách nhà nghìn km, con út cũng đi lấy chồng xa. Tuy các con thỉnh thoảng cũng đến thăm tôi, nhưng vẻ mặt và cách đối xử tôi vô cùng lạnh nhạt.
Có tiền tỷ khi về hưu nhưng lại hối hận vô cùng
Sau bao nhiêu năm tháng tích cóp, tôi đã tiết kiệm được 100 vạn NDT (tương đương với 3,4 tỷ VND). Nhưng mỗi ngày tôi cảm thấy bản thân vô cùng cô đơn. 65 tuổi, tôi không thể nào đi làm được nữa vì bệnh tật. Khi trước làm việc nặng nhọc nhiều nên hiện tại tôi bị bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng, thêm vào nữa là từ trước đến nay không chú ý đến dinh dưỡng nên bây giờ cơ thể thường xuyên ốm, lúc nào cũng phải uống thuốc.
Vì tôi có khoản tiết kiệm lớn nên tôi đã thuê giúp việc để hỗ trợ bản thân lúc giàu yếu. Tuy vậy tôi vẫn đơn độc buồn tẻ. Mấy ngày lễ, ngày Tết, nhìn gia đình người ta đầm ấm sum họp tôi lại thấy chạnh lòng.
Nửa năm trước, tình trạng sức khỏe của tôi không tốt nên bị liệt. Cô giúp việc nếu hôm nào vui thì sẽ giúp đỡ tôi việc tắm rửa còn không thì năm hôm nửa tháng. Con gái thì cũng chỉ thuê giúp việc đến chăm sóc tôi là hết nghĩa vụ, thỉnh thoảng chúng nó có gọi điện hỏi thăm đôi ba câu. Giờ tôi nghĩ lại, mình có nhiều tiền như thế này thì có ích gì?
Suy ngẫm
Ông Trương nghĩ rằng tiết kiệm nhiều tiền để sau này không cần phải lo lắng cuộc sống khi về già. Nhưng thực tế lại phũ phàng thay, ông vô cùng hối hận vì cách đối xử với các con, không cho chúng đi học đàng hoàng chỉ vì tiết kiệm được vài đồng.
Làm cha mẹ không nên bao bọc con cái quá nhiều. Tuy nhiên, khi nuôi dạy con phải cố gắng hết sức để tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt cho con. Nếu không, những năm tháng về sau, người hối hận chính là bản thân mình mà thôi.