Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thêm cơ hội làm mẹ nhờ thụ tinh trong ống nghiệm không kích trứng

HN,
Chia sẻ

Với các chị em thuộc nhóm bị buồng trứng đa nang thì khi sử dụng thuốc kích trứng thường có khả năng bị quá kích buồng trứng.

Hội chứng buồng trứng đa nang và nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Buồng trứng đa nang là một hội chứng dễ gặp ở nữ giới. Do nó là bệnh lý xảy ra ở chính bộ phận có liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ nên sẽ gây ra khá nhiều lo lắng cho những chị em bị bệnh. Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome - PCOS) là tình trạng người phụ nữ bẩm sinh đã có nhiều nang trứng trên 2 buồng trứng. Đây không phải là bệnh lý, mà chỉ là một dạng đặc biệt của buồng trứng nên thường không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. 

Song, điều đặc biệt là ở những người phụ nữ này, sự trưởng thành và rụng trứng thường khó xảy ra dẫn đến giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, hầu hết phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang phải tìm đến các phương pháp điều trị vô sinh.

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thêm cơ hội làm mẹ nhờ thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích trứng - Ảnh 1.

Chuyên viên phôi học đang tìm trứng non

Trong điều trị vô sinh hiện nay, nhiều trường hợp chị em phải kích thích buồng trứng bằng cách sử dụng thuốc kích trứng. Tuy nhiên, với các chị em thuộc nhóm bị buồng trứng đa nang thì khi sử dụng thuốc kích trứng thường có khả năng bị quá kích buồng trứng. Quá kích buồng trứng tuy ít gặp nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. 

Vì vậy, các chị em có buồng trứng đa nang vô cùng lo lắng khi phải tiêm mũi thuốc nội tiết tố để kích thích sự phát triển của các nang trứng khi điều trị vô sinh, bao gồm cả làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Chính vì vậy, con đường làm mẹ càng trở nên gian nan.

Hi vọng làm mẹ cho những phụ nữ bị buồng trứng đa nang

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn nhưng vẫn còn tia hi vọng choi những chị em có buồng trứng đa nang. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ kích thích buồng trứng, đồng thời rút ngắn chi phí, thời gian điều trị cho bệnh nhân, nhóm chuyên gia hệ thống hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức - IVFMD đã nghiên cứu và triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích thích buồng trứng với tên gọi là CAPA – IVM. 

Kỹ thuật này giúp chị em xua tan nỗi lo đau, xoắn buồng trứng, tăng cân đột ngột do quá kích buồng trứng khi thực hiện TTTON nhưng vẫn đạt hiệu quả tương đương IVF.

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thêm cơ hội làm mẹ nhờ thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích trứng - Ảnh 2.

hao tác cho dịch nang qua lưới để lọc trứng non

Xu hướng TTTON không cần kích thích buồng trứng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và phát triển từ đầu thập niên 90. Khi đó các nhà khoa học ở Hàn Quốc và Úc đã chứng minh việc TTTON bằng cách chọc hút trứng qua siêu âm từ buồng trứng các phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang là đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. Hơn nữa có thể lấy đủ trứng để làm TTTON mà không cần phải KTBT.

Kể từ đó, nhiều trung tâm TTTON trên thế giới đã tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật TTTON không cần kích thích buồng trứng bằng cách hút trứng từ các nang noãn nhỏ, sau đó trứng sẽ được nuôi trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) và thụ tinh với tinh trùng để tạo phôi. Tuy nhiên, trong hơn 20 năm qua, kỹ thuật IVM mặc dù có nhiều ưu điểm, vẫn khó phát triển, do quy trình xử lý và nuôi cấy trứng sau khi chọc hút từ các nang noãn nhỏ chưa cho hiệu quả cao, dẫn đến số phôi có được không nhiều và chất lượng phôi chưa tốt.

Những năm gần đây, dựa trên các hiểu biết về sự phát triển của trứng người và phát kiến về các phác đồ xử lý và nuôi cấy trứng mới, kỹ thuật IVM ngày càng được hoàn thiện, giúp cải thiện chất lượng trứng và phôi. Theo đó, phác đồ mới CAPA-IVM – kết quả một công trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ được IVFMD tiên phong ứng dụng. 

Phôi từ CAPA-IVM được chứng minh là có khả năng có thai gần tương đương với phôi lấy từ trứng sau kích thích buồng trứng. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả ở những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. CAPA – IVM giúp các chị em giảm đáng kể việc tiêm một lượng lớn thuốc nội tiết tố vào cơ thể là loại trừ nguy cơ gây quá kích buồng trứng.

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thêm cơ hội làm mẹ nhờ thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích trứng - Ảnh 3.

PGS. TS. BS. Vương Thị Ngọc Lan thực hiện thủ thuật chọc hút noãn

Trước đây, nhiều người cho rằng tỷ lệ có thai của IVM thấp hơn IVF nhưng theo PGS.BS chuyên sản khoa Vương Thị Ngọc Lan: "IVM tạo được trung bình hơn 4 phôi, IVF có thể tạo được trên 6 phôi. Nhưng các bác sĩ chỉ sử dụng 2 phôi để đặt vào cổ tử cung nên tỷ lệ có thai với mỗi lần chuyển phôi của hai kỹ thuật này là tương đương nhau".

Hiện tại, CAPA-IVM được chứng minh là có hiệu quả điều trị tốt cho các trường hợp phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu một cặp vợ chồng có chỉ định TTTON và người vợ có buồng trứng đa nang, đã khám kiểm tra đầy đủ các xét nghiệm, cho thấy đủ điều kiện làm CAPA-IVM, thì có thể bắt đầu điều trị ngay.

Chia sẻ