Thấy con liên tục cắn móng tay, mẹ nghĩ đơn giản đó là thói quen xấu nhưng sau đó cậu bé suýt tử vong vì biến chứng của căn bệnh tưởng chỉ người lớn mới mắc

T. L,
Chia sẻ

Chẩn đoán của bác sĩ khiến cả nhà bị sốc bởi trước đó chưa bao giờ cậu bé nhận kết quả như vậy.

Khi cậu bé Dylan Holliday, 11 tuổi, liên tục cắn móng tay, mẹ bé cho rằng đó là một thói quen xấu. Nhưng cho đến khi Dylan nói rằng cậu bé cảm thấy không khỏe thì người mẹ mới bắt đầu lo sợ sự "gặm nhấm" có thể khiến con trai bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Ngay lập tức, Dylan Holliday được đưa đến gặp bác sĩ. Thế nhưng, đơn thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê không có hiệu quả, tình trạng của cậu bé tiếp tục xấu đi. Thậm chí, Daylan còn gào thét trong đau đớn và bắt đầu sinh ra ảo giác.

Lo sợ con bị nhiễm trùng máu, mẹ Dylan nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Sheffield.

Thấy con liên tục cắn móng tay, mẹ nghĩ đơn giản đó là thói quen xấu nhưng sau đó cậu bé suýt tử vong vì biến chứng bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Khi Dylan nói rằng cậu bé cảm thấy không khỏe thì người mẹ mới bắt đầu lo sợ sự "gặm nhấm" có thể khiến con trai bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Chẩn đoán khiến cả nhà sốc

Các kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy lượng đường trong máu cao đến mức nguy hiểm, tức là cậu bé Dylan mắc bệnh tiểu đường loại 1. Chẩn đoán này của bác sĩ khiến cả nhà bị sốc bởi trước đó chưa bao giờ cậu bé nhận kết quả như vậy.

"Tôi sợ con bị nhiễm trùng huyết chứ chưa bao giờ nghĩ rằng đó có thể là biểu hiện bệnh tiểu đường. Cậu bé đã hét lên đau đớn, điều này thật kinh khủng. Dylan đến viện trong trạng thái bất tỉnh nhưng khuôn mặt vẫn hiện lên sự đau đớn vô cùng. Tôi chưa bao giờ thấy con như vậy trước đây, thật đáng sợ", mẹ bé cho biết.

Các bác sĩ cho biết, Dylan rơi vào tình trạng ketoacidosis tiểu đường (DKA) - một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong.

Tình trạng này được hình thành nếu như người bệnh không thể kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình. Và nó là mối nguy hại hàng đầu do bệnh tiểu đường gây ra.

Các bác sĩ cho biết, Dylan rơi vào tình trạng ketoacidosis tiểu đường (DKA) - một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo của DKA là gì?

DKA thường phát triển chậm. Nhưng khi nôn mửa, tình trạng đe dọa tính mạng này có thể phát triển trong vài giờ. Các triệu chứng sớm bao gồm:

- Khát hoặc khô miệng

- Đi tiểu thường xuyên

- Đường huyết cao (đường huyết)

- Nồng độ ketone cao trong nước tiểu

Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn:

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

- Da khô hoặc đỏ ửng

- Buồn nôn, nôn hoặc đau bụng

- Khó thở

- Hơi thở có mùi trái cây

- Khó tập trung hoặc nhầm lẫn

Bệnh tiểu đường loại 1 là gì?

Bệnh tiểu đường loại 1 gây ra là do tuyến tụy không sản xuất insulin. Bình thường, insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, răng miệng… Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

Triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 thường khởi phát nhanh, rầm rộ. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

- Ăn nhiều

- Uống nhiều (hay khát nước)

- Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)

- Gầy nhiều (gầy sút cân)

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 1

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh: Gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Các yếu tố môi trường: Phơi nhiễm với virus như Coxsackie, Rubella có thể khởi phát tình trạng phá hủy tế bào beta đảo tụy.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 1

Hiện vẫn chưa có cách nào để phòng ngừa tiểu đường loại 1. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn bệnh tiến triển ở những người mới được chẩn đoán.

T/h

Chia sẻ