Thấy con có những biểu hiện này từ 2 tuần trở lên, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bất ổn về tâm lý hay không

HN,
Chia sẻ

Những câu chuyện trẻ vị thành niên bị khủng hoảng tâm lý hay trầm cảm làm nảy sinh các hành vi tiêu cực như từ trước đến nay đã không còn là cá biệt.

Theo số liệu ước tính mới nhất của UNICEF, cứ 7 trẻ thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi trên toàn cầu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần. Mỗi năm có gần 46.000 trẻ vị thành niên tử vong do tự tử, khiến đây trở thành 1 trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi này. Thống kê gần đây của bệnh viện Tâm thần trung ương cho thấy, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn trong thời gian qua có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Thấy con có những biểu hiện này từ 2 tuần trở lên, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bất ổn về tâm lý hay không - Ảnh 1.

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý ở trẻ vị thành niên phần lớn liên quan đến những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, bạn bè, xã hội nhưng không được chia sẻ, giải quyết... Cũng có không ít trường hợp trẻ bị tổn thương tinh thần do gia đình nghiêm khắc, bố mẹ kì vọng quá cao ở con, áp lực học tập... Trường hợp không được phát hiện, điều trị kịp thời đã tìm đến cái chết. Số ca tự tử liên tiếp ở trẻ trong thời gian gần đây chính là hồi chuông báo động về tình trạng này.

Vậy làm cách nào để cha mẹ có thể nhận ra dấu hiệu trẻ đang bị rối loạn tâm lý hành vi và dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển tâm lý của trẻ hay không?

Với vấn đề này, TS. BS. Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị Thành niên, Bệnh viện Nhi trung Ương, chia sẻ như sau:

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn tâm lý hành vi?

Có khá nhiều dấu hiệu mà cha mẹ có thể nhận diện được, ví dụ như:

- Con cái có những thay đổi về sở thích, thói quen so với trước đây

- Các thay đổi về cảm xúc

- Các vấn đề liên quan tới học tập

- Rối loạn giấc ngủ

- Chán ăn hoặc ăn rất nhiều nhưng không có cảm giác ăn, ăn gì cũng không thích. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại là ăn rất nhiều nhưng ăn theo thói quen, không biết mình ăn gì.

- Tự gây tổn thương cho bản thân

- Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu thấy con có các biểu hiện này kéo dài từ 2 tuần trở lên thì cần phải có những quan tâm thích đáng, thậm chí nên đưa con đến các cơ sở y tế để được sàng lọc, kiểm tra xem có các bất ổn tâm lý hay không.

Thấy con có những biểu hiện này từ 2 tuần trở lên, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bất ổn về tâm lý hay không - Ảnh 3.

Thấy con có những biểu hiện này từ 2 tuần trở lên, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bất ổn về tâm lý hay không - Ảnh 4.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng và các hoạt động thể chất có tác động đến não bộ và tâm lý của trẻ như thế nào?

Rõ ràng, thể chất và tâm lý, tâm thần là những yếu tố không thể tách rời nhau được. Khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta cảm thấy yêu đời, hưng phấn, muốn tham gia các hoạt động nhiều hơn. Nhưng khi mệt mỏi, chúng ta không muốn làm những việc đó. Ở một số trẻ mắc các bệnh lý mãn tính, tỉ lệ mắc các bệnh rối loạn tâm lý, tâm thần cao hơn những trẻ khác.

Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng vì giúp cơ thể khỏe mạnh. Có một số chất dinh dưỡng tác động đến sự phát triển của não bộ như: I-ốt, sắt, DHA...

Thấy con có những biểu hiện này từ 2 tuần trở lên, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bất ổn về tâm lý hay không - Ảnh 6.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn tâm lý hành vi