Thấy chồng một lòng chăm con riêng của nhân tình, vợ ngược xuôi đòi tiền trợ cấp nuôi con ít ỏi nhưng sự thật khiến ai cũng phải đau lòng
Cuối cùng vẫn là chị, là chị của ngày anh lập nghiệp khó khăn luôn sát cánh động viên chăm sóc chồng. Là chị của ngày anh rơi xuống vực thẳm đã bao dung mà kéo tay anh lên.
Đúng là 10 năm mặn nồng cũng không bằng 1 lần giường chiếu. Vào lần kỉ niệm 10 năm ngày cưới, cái ngày mà chị cứ ngỡ mình sẽ là người đàn bà hạnh phúc vì được làm vợ anh suốt những năm tháng qua nhưng ai ngờ.
Chị chuẩn bị mọi thứ cho ngày trọng đại, anh hứa anh sẽ về sớm với món quà đặc biệt. Chỉ vì sốt ruột, chỉ vì muốn tạo bất ngờ cho chồng, chị chủ động đi đón anh. Và kết quả là chị đã nhìn thấy những thứ lẽ ra chị không nên biết thì cuộc hôn nhân đó sẽ vẫn cuộn tròn trong vỏ bọc hoàn hảo.
Ả làm cùng cơ quan anh, là cấp dưới của chồng chị. Ả xinh xắn, chị biết tiếng ả đã lâu. Nghe nói vì không hòa hợp trong vấn đề giường chiếu mà ả quyết chia tay chồng. Hiện nay ả đang một mình nuôi 2 đứa con.
Ảnh minh họa
Vậy đấy, đàn ông ngoại tình có dăm bảy loại ngoại tình. Cặp bồ gái trẻ, nuôi nuôi gái ngoan, ve vãn gái nóng bỏng, sành điệu thì chị đều đã thấy cả. Duy chỉ có kiểu bỏ vợ, bỏ cả gia đình đang êm ấm để đi theo người đàn bà lớn tuổi hơn và đã có đời chồng phải nuôi con riêng như anh thì chị chưa thấy bao giờ. Không biết anh lỡ dại, anh bị bỏ bùa hay anh say mê mù quáng.
Ngày chị thẳng thắn với anh, anh chẳng chối cãi, lại không hề có ý định níu giữ cuộc hôn nhân này. Anh bảo anh yêu và thương ả thật sự. Chị đau đến nghẹt thở, giá mà anh cứ nói dối, anh cứ sống hai mặt như trước thì chị cũng mỉm cười mà cho qua, đằng này…
Anh bỏ mẹ con chị về hẳn nhà nhân tình sống. Cơ quan gọi lên hòa giải mấy lần anh vẫn khăng khăng. Trước mắt, chị phải đối diện với hiện thực: nếu cương quyết không ký vào đơn ly hôn anh sẽ có nguy cơ mất việc. Vậy là chị gạt cay đắng sang một bên, nhắm mắt ký vào tờ giấy kia để anh có tất cả. Chị xách vali ra khỏi nhà với tài sản quý giá nhất. Đó là đứa con.
Cuộc sống "con anh, con tôi" quá phức tạp. Được một thời gian, ả ép anh phải gửi con trai về quê với ông bà nội. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, chị không biết phải làm gì để mẹ con được đoàn tụ. Chị lại lao đầu vào kiếm tiền, quên ngày đêm, quên mệt mỏi. Cuối cùng chị cũng mua được một căn nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Chị muốn đón con trai lên nhưng thằng bé bảo "Mẹ cứ lo cho em và dành dụm trả nợ hết đi. Con có ông bà rồi".
Ngày con trai chị đỗ cấp 3, ngày mẹ con chị được đoàn tụ và cũng là ngày chị biết được những u uất mà con trai chị phải chịu đựng khi ở với bố và dì. Thằng bé nói trong tiếng nấc "Con mong mẹ lắm. Bố chỉ quan tâm dì và 2 em thôi. Nhìn 3 người họ hạnh phúc con tủi thân lắm". Chị ôm chặt con vào lòng, những giọt nước mắt cũng không làm mờ được vết hằn vất vả in lên gò má. Từ một người chồng, người cha tuyệt vời tại sao anh lại thế này?
Ngày con gái chị nằm viện, chị liên tục gọi điện yêu cầu anh thăm hỏi, phải có trách nhiệm kinh tế. Chỉ được vài lần rồi anh lại khước từ. Bệnh của con bé phải điều trị trong thời gian dài. Thấy mình mẹ phải cáng đáng, thằng bé xin đi bưng bê ở các quán café ngoài giờ học. Biết bao lần chị phải trả lời những câu hỏi ngây ngô của con trẻ "Bao giờ bố đến hả mẹ, sao mẹ nói bố hứa….hay bố không yêu chúng con nữa, bố chỉ yêu hai em nhà dì".
Chị lại tiếp tục nhờ tòa can thiệp để đòi trách nhiệm của anh với con cái. Bao lần vất vả yêu cầu anh những điều liên quan đến hai đứa con, thế mà lạ thay chị chỉ đòi hỏi mỗi tháng anh đưa 1 triệu. Khoản tiền nhỏ nhoi ấy có khi chỉ đủ nộp tiền điện nước hàng tháng. Vậy mà anh cũng không thể đáp ứng.
Vào một ngày, trên con phố tấp nập dòng người ngược xuôi, chị vô tình gặp anh trong tình cảnh trớ trêu. Thân hình gầy gò, tiều tụy, anh bị ngã xe, khắp người xây xước vậy mà nhất quyết không chịu vào viện. Không thể thấy chết mà không cứu, chị lại đỡ anh vào bên đường, băng bó vết thương cho anh. Hóa ra người anh không còn lấy một đồng. Sao mới 2 năm bỏ vợ mà anh lại thảm hại đến thế này.
Ảnh minh họa
Chị rút ví đưa anh 2 triệu, anh ngạc nhiên cất giọng buồn bã "Anh không có tiền trả em đâu. Tiền trợ cấp cho các con mấy tháng nay anh còn nợ em mà". Chị quay mặt, cười mỉa mai "Anh nghĩ tôi cho anh vay à? Anh nghĩ tôi cần cái 1 triệu trợ cấp của anh làm gì? Anh nghĩ suốt ngày tôi gọi điện lải nhải bắt anh đến viện với con làm gì? Cái anh nợ tôi là cả cuộc đời chứ không phải cái số tiền kia đâu. Món nợ ấy vô giá lắm, anh có trả nổi không?"
Anh cúi mặt mặc chị bỏ đi lạnh lùng. Anh thấy xấu hổ quá. Nhớ lại những lần vội vã đến viện thăm con, chị lại dúi vào tay anh khi thì đồ chơi khi lại hộp sữa. Để làm gì ư? Để con gái anh nghĩ nó vẫn còn trong trái tim bố nó.
Chị yêu cầu anh phải đích thân đưa tiền trợ cấp hàng tháng cho các con, để làm gì ư? Để con trai anh nghĩ bố nó vẫn là người có trách nhiệm. Với cái tuổi học làm người lớn như nó, chỉ cần nhìn thấy cái phong bì, chỉ cần nhìn thấy nụ cười của em gái khi được gặp bố nó sẽ nghĩ mẹ nó đỡ vất vả trong cái gánh nặng cuộc sống này.
Cuối cùng vẫn là chị, là chị của ngày anh lập nghiệp khó khăn luôn sát cánh động viên chăm sóc chồng. Là chị của ngày anh rơi xuống vực thẳm đã bao dung mà kéo tay anh lên. Món nợ này đúng là dùng phần đời ít ỏi còn lại anh cũng trả chẳng hết.