Thanh niên 29 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường: Cảnh báo ngừng ăn 3 loại bữa sáng nếu không muốn nhận trọng bệnh

Bảo Nam,
Chia sẻ

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, nó chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết trong cả ngày dài.

Tờ The Paper ngày 21/5 đưa tin về trường hợp của một người đàn ông 29 tuổi, tên là Li Ming (Trung Quốc) qua đời vì bệnh tiểu đường. Bệnh án ghi lại rằng, Li Ming là một game thủ, công việc khiến anh luôn bận rộn, làm việc ở nhà cả ngày nên ít khi vận động. Nếu đói, thanh niên này sẽ gọi đồ ăn bên ngoài về.

Trước khi mất, Li Ming nặng hơn 180kg, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu của thanh niên này rất cao: Nếu đường huyết ở người bình thường chỉ là 4,0 - 7,2 mmol/L thì của anh đã tăng vọt lên 90mmol/L.

671.jpg

Hình minh họa.

Vì đường huyết liên tục dao động, Li Ming đã phải đối diện với rất nhiều biến chứng nặng nề của bệnh bao gồm suy gan thận, tăng kali máu, tăng bạch cầu. Đây là tình trạng nhiễm toan ceto điển hình do lượng đường trong máu cao.

Điều đáng tiếc là sau 1 thời gian ngắn, Li Ming đã qua đời ở tuổi còn rất trẻ.

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ tử vong càng cao

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh tiểu đường và Nội tiết, các nhà khoa học đã điều tra trên 1,51 triệu người, mong muốn tìm ra mối liên quan giữa bệnh tiểu đường loại 2 và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Kết quả cho thấy, ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi họ từ 30 đến 39 tuổi thì nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 169%. Mắc tiểu đường ở 40-49 tuổi thì tăng nguy cơ tử vong lên 126%. Tương tự, tỉ lệ này ở độ tuổi từ 50 đến 59 là 84%.

Kết quả của nghiên cứu này xác nhận rằng: Bệnh tiểu đường được chẩn đoán ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ tử vong càng cao.

Ngừng ăn 3 loại bữa sáng nếu không muốn đường huyết tăng

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, nó chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường huyết trong cả ngày dài.

Nếu bạn muốn phòng bệnh tiểu đường hiệu quả thì hãy loại bỏ những thực phẩm có hại sau khỏi bữa ăn sáng của mình:

1. Đồ chiên

2-cach-lam-tom-chien-xu-rao-dau-gion-rum-ai-cung-me-avt-1200x676.jpg

Hình minh họa

Mặc dù đồ chiên như bánh rán, gà rán... được nhiều người yêu thích vào buổi sáng nhưng chúng chứa hàm lượng chất béo cao, không tốt cho tim mạch. Hơn nữa, đồ ăn khi được chiên ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra acrylamide và các hydrocarbon thơm đa vòng, những chất không tốt cho sức khỏe.

Dùng những thực phẩm này lâu dài dễ dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.

2. Đồ ngọt

Bánh mì, bánh quy, bánh kem và các loại tráng miệng khác được nhiều người ưa chuộng làm bữa sáng. Tuy nhiên chúng lại chứa nhiều carbohydrates có thể gây nên sự gia tăng đột biến của đường huyết và insulin, gây áp lực lên tuyến tụy, hại sức khỏe.

678.jpg

Hình minh họa

3. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh thường chứa đường, maltodextrin và các gia vị khác có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời chúng thường không làm ta có cảm giác no lâu, dẫn đến nguy cơ tiêu thụ thực phẩm quá mức.

Thời gian ăn sáng cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho biết những người ăn sáng sau 8 giờ sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 59% so với những người ăn trước 8 giờ. Ăn sáng từ 7 đến 8 giờ sáng, cách bữa trưa 4 đến 5 giờ, có thể giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

Nếu cơ thể xuất hiện 5 dấu hiệu sau, có thể tiểu đường đang tiến triển nặng hơn:

1. Tê và đau chân tay: Cảm giác tê đau ở tay chân có thể là do biến chứng thần kinh ngoại vi vì đường huyết cao kéo dài. Người bệnh cũng có thể gặp phù nề ở chân do rối loạn chức năng thận.

2. Hơi thở có mùi táo thối: Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm toan ceton, xảy ra khi chức năng của tuyến tụy bị suy giảm, không thể phân hủy kịp thời các thể ketone. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và rối loạn ý thức.

3. Hạ đường huyết thường xuyên: Nếu bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết, có thể nguyên nhân là do tuyến tụy hoạt động kém, làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

4. Khát nước và đi tiểu nhiều: Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ phải làm việc để loại bỏ lượng glucose dư thừa, làm tăng tần suất đi tiểu và cảm giác khát nước.

5. Giảm thị lực: Đường huyết cao có thể làm thay đổi áp suất thẩm thấu trong nhãn cầu, dẫn đến mất khả năng tập trung và thị lực mờ.

Chia sẻ