"Tết Nguyên đán 2024 ăn gì để may mắn?": 5 món ngon miệng, dễ làm lại mang ý nghĩa cầu thịnh vượng, dư dả
5 món ăn này không những ngon mà còn là biểu tượng của sự kết nối, thông điệp may mắn, hạnh phúc. Do đó, bạn hãy đưa vào thực đơn gia đình để đổi vị cũng thay lời cầu chúc thịnh vượng, bình an trong năm mới nhé!
Dưới đây là 5 món ăn bạn có thể nấu trong các bữa cơm gia đình hoặc đãi khách trong dịp đón năm mới - Tết Nguyên đán. Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp, chắc chắn sẽ tạo thêm niềm vui đặc biệt cho bữa tiệc gia đình bạn.
1. Thịt gà luộc - ý nghĩa: Chúc may mắn
Thịt gà là món không thể thiếu trong bàn ăn dịp năm mới đến. Về cơ bản, từ bữa cơm tất niên đến thời khắc giao thừa hay ngày 15 tháng Giêng, thịt gà luộc là món không thể thiếu để chiêu đãi khách trong các bữa tiệc gia đình.
Ăn thịt gà luộc trong các bữa ăn dịp năm mới tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Gà là biểu tượng của sự may mắn, tượng trưng cho sự hòa thuận, đoàn tụ gia đình. Ăn gà luộc có ý nghĩa đoàn tụ gia đình, cầu chúc bình an, hạnh phúc, may mắn, gia đình hòa thuận, thành công trong sự nghiệp, gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Nguyên liệu làm món thịt gà luộc
1 con gà 1.5 kg, 1-2 cây hành, một chút gừng, một chút rượu nấu ăn, muối, dầu lạc, lượng nước phù hợp.
Cách chế biến thịt gà luộc ngon
- Thịt gà bạn mua về rửa sạch với muối và dùng gừng chà xát cho sạch. Sau đó bạn rưới lên toàn bộ thân gà một lượng rượu nấu ăn thích hợp. Để gà vào tủ lạnh ướp nửa tiếng. Ướp gà với rượu xong bạn lấy ra rửa sạch.
- Sau đó cho gà vào nồi và đổ nước lạnh ngập hơn gà cùng với 1 cây hành lá với vài lát gừng rồi luộc ở lửa to trong khoảng 10 phút. Bạn lưu ý mở nắp hoàn toàn trong quá trình này. Sau 10 phút thì đậy nắp và ngâm gà khoảng 35 phút.
- Sau khi vớt gà ra bạn cho ngay vào chậu nước đá cho đến khi gà nguội hẳn. Bạn vớt ra, dùng cọ thoa lên da gà một lớp dầu lạc để da gà căng bóng và giữ cho thịt gà không bị khô. Sau đó chặt thịt gà thành miếng vừa ăn.
2. Cá sốt chua ngọt – ý nghĩa: Dư dả trong năm mới
Cá sốt chua ngọt là món ăn ngon và mang ý nghĩa tốt lành trong dịch Tết Nguyên đán. Ở miền Bắc, có một số nơi thường cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép, loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong 3 ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta luôn chừa lại phần đuôi, nhằm ý muốn luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ làm ra để đủ ăn đủ mặc. Món cá (thường là cá rô phi, cá quả, cá chép...) này được chế biến bằng cách đem chiên rồi rưới nước sốt cà chua chua ngọt lên trên. Món ăn có vị chua ngọt, rất ngon miệng. Ý nghĩa khi ăn món này là năm mới luôn dư dả.
Cá chua ngọt ngoài việc là món ăn ngon, còn là thông điệp báo hiệu cuộc sống sẽ ngọt ngào, mọi việc suôn sẻ trong năm tới. Ăn cá chua ngọt còn tượng trưng cho cuộc sống gia đình ngọt ngào, đoàn tụ. Vì vậy, việc món cá chua ngọt có trong bữa cơm ngày Tết sẽ như một lời chúc đẹp đẽ, mong rằng cả gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, vui tươi và bội thu trong năm mới.
Nguyên liệu làm món cá sốt cà chua chua ngọt
1 con cá chép, 1 quả cà chua, một chút muối, 3 lát gừng, 1 thìa canh tinh bột bắp, lượng phù hợp sốt cà chua, 1 canh thìa đường, 1 cây hành lá xắt nhỏ, 2 thìa canh rượu nấu ăn.
Cách chế biến món cá sốt cà chua chua ngọt
- Làm sạch cá (cá chép hoặc cá rô phi, cá quả), phết đều rượu nấu ăn, muối và gừng lát lên thân cá, để yên một lúc rồi phết đều tinh bột bắp lên.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho cá vào chiên chín rồi vớt ra đĩa. Đổ dầu ra khỏi chảo, để lại một lượng nhỏ, xào cà chua, cho đường, sốt cà chua vào cho đến khi dậy mùi thơm. Sau đó cho một bát nhỏ nước vào đun sôi... Thêm một chút nước tinh bột bắp để làm đặc nước sốt.
- Rưới nước sốt lên cá chiên, rắc hành lá xắt nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
3. Thịt viên hấp – ý nghĩa: Đoàn tụ
Thịt viên là món ăn được rất nhiều gia đình dùng trong các bữa cơm ngày Tết. Món thịt viên có thể được chế biến theo cách chiên hoặc hấp với thông điệp ý nghĩa cát tường, đoàn tụ.
Ăn thịt viên trong bữa cơm ngày Tết tượng trưng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Hình dạng tròn của viên thịt tượng trưng cho sự quây quần, gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Ăn thịt viên thể hiện lời chúc sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình, mong cả nhà đoàn kết, cùng nhau đón năm mới bình an. Trong không khí đoàn viên, ăn thịt viên còn tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui chung, báo hiệu một năm mới sẽ tràn đầy ấm áp và tươi đẹp.
4. Tôm luộc/hấp – ý nghĩa: Thịnh vượng
Tôm cũng là món ăn có ý nghĩa may mắn trong năm mới. Bởi tôm khi được chế biến sẽ có màu sắc đậm tính chất lễ hội - Tết, mang ý nghĩa: Thịnh vượng.
Màu đỏ của tôm mang ý nghĩa thịnh vượng. Ăn tôm trong các bữa cơm đón Tết có nghĩa là gia đình hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống sung túc trong năm mới. Hình dáng của con tôm còn thể hiện rõ ràng mong muốn cầu may mắn, tốt lành, hàm ý cuộc sống trong năm tới sẽ bội thu và niềm vui. Do đó, việc chế biến tôm làm món ăn trong bữa cơm năm mới không chỉ mang đến sự cảm giác ngon miệng mà còn tượng trưng cho sự mong chờ về một cuộc sống hạnh phúc sau này.
5. Miến xào rau cần – ý nghĩa: Làm giàu nhờ chăm chỉ
Miến xào với rau cần (rau cần nước hoặc cần tây đều được) xuất hiện trên bàn ăn trong dịp đầu năm mới thường như một món chống ngán sau chuỗi ngày tiêu thụ nhiều thịt. Rau cần có mùi khi xào với miến mềm dẻo sẽ rất ngon. Hơn nữa, ăn rau cần vào những ngày đầu năm mới có ý nghĩa: chăm chỉ và giàu có.
Trong phát âm tiếng Trung thì rau cần đồng âm với "tiền" nên nhiều người quan niệm ăn rau cần trong dịp Tết Nguyên đán tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Người ta hy vọng năm mới tài lộc trong gia đình sẽ tiếp tục tuôn chảy, công việc làm ăn phát đạt, sự nghiệp thành công. Đồng thời, rau cần cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, mang ý nghĩa cát tường, báo hiệu một năm mới sẽ tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. Vì vậy, món miến xào rau cần được dùng trong các mâm cơm ngày Tết thể hiện cho sự giàu sang, thịnh vượng, tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe của cả gia đình trong năm mới.
Nguyên liệu làm món miến xào rau cần
100g miến dong, một nắm rau cần, lượng nước tương thích hợp, 1g dầu ăn, một chút muối, 2 cây hành lá.
Cách nấu món miến xào rau cần
- Miến ngâm nước ấm khoảng 1-2 phút cho mềm. Sau đó xả lại bằng nước cho sạch. Rau cần cắt bỏ gốc, lược bỏ bớt lá rồi rửa thật sạch sau đó cắt khúc vừa ăn.
- Cho dầu vào nồi rồi cho phần gốc hành thái nhỏ vào xào thơm. Sau đó thêm cần tây cùng chút muối vào. Tiếp theo bạn cho miến vào, đảo đều. Sau đó nêm thêm nước tương và các gia vị khác như ớt hoặc hạt tiêu nếu muốn. Đảo đều các nguyên liệu, cuối cùng thêm hành lá xắt nhỏ là có thể thưởng thức.
Chúc bạn ngon miệng và luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, bình an, gặp nhiều may mắn trong năm mới!