Tăng cân bất thường, đừng dửng dưng bỏ qua vì đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh đáng sợ này
Ngoài việc khiến bạn cảm thấy buồn bực, tăng cân cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Melina Jampolis, chuyên gia dinh dưỡng kiêm bác sĩ nội khoa ở LA cho biết, nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng tăng cân là dư thừa calo. Những người tiêu thụ nhiều calo hơn cần thiết, ít tập thể dục và chỉ ngồi một chỗ thường gặp phải tình trạng này. Vì vậy, bạn cần tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tăng cường thói quen tập thể dục.
Nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng tăng cân là dư thừa calo.
Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng liên quan tới hiện tượng tăng cân:
Giảm hoạt động tuyến giáp
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp đầu tiên khi bệnh nhân tăng cân bất thường. Theo Hiệp hội Thyroid Hoa Kỳ, cứ tám phụ nữ thì có một người mắc phải bệnh rối loạn tuyến giáp.
Nằm ở cổ, tuyến giáp làm nhiệm vụ sản sinh hormone điều tiết quá trình trao đổi chất. Vì vậy, khi bộ phận này gặp vấn đề, quá trình trao đổi chất sẽ ảnh hưởng theo, gây nên tăng cân. Phụ nữ mắc giảm hoạt động tuyến giáp cũng có thể bị thiếu hụt năng lượng, chóng mặt, da khô, rụng tóc, khản giọng và táo bón.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp đầu tiên khi bệnh nhân tăng cân bất thường.
Một nghiên cứu tại Trung tâm y tế Cystex đã chỉ ra, cứ 5 phụ nữ thì có một người mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, dạng rối loạn nội tiết gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sản sinh estrogen và testosterone. Các triệu chứng bao gồm rối loạn kinh nguyện, tóc phát triển mạnh và đau nửa đầu. Hội chứng này cũng có thể ảnh hưởng tới việc cơ thể sử dụng insulin, từ đó gây tăng cân.
Hội chứng buồng chứng đa nang có thể ảnh hưởng tới việc cơ thể sử dụng insulin, từ đó gây tăng cân.
Stress
Khi bị stress kinh niên, hormone adrenaline và cortisol sẽ tăng cao, khiến cơ thể tự động dự trữ năng lượng và chất béo. Đa số những người bị stress thường ngồi lâu trên bàn làm việc. Vì vậy, lượng chất béo, calo được tích tụ dần dần, không được giải phóng sẽ gây nên tăng cân. Gallagher, dược sĩ y khoa tại Trung tâm điều trị các vấn đề tâm lý trực thuộc đại học Pennsylvania's Perelman khuyến cáo, nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất ngủ và chóng mặt, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Khi bị stress kinh niên, hormone adrenaline và cortisol sẽ tăng cao, khiến cơ thể tự động dự trữ năng lượng và chất béo.
Mất ngủ
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, thường xuyên mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới hormone gây đói và quá trình trao đổi chất. Ngủ ít làm gia tăng hormone báo hiệu "đã đến giờ ăn" ghrelin và hạ thấp nồng độ hormone no leptin. Hiện tượng này khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bình thường, gây nên tăng cân.
Thường xuyên mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới hormone gây đói và quá trình trao đổi chất.
Hội chứng loạn khuẩn ruột non
Vi khuẩn có lợi hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Trái lại, các vi khuẩn xấu sẽ gây hại cho sức khỏe đường ruột. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California cho biết, khi số lượng vi khuẩn tốt và xấu mất cân bằng, hội chứng loạn khuẩn ruột non sẽ xảy đến (SIBO), gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và tăng cân bất thường. Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được làm thế nào SIBO có thể gây nên tình trạng thừa cân.
Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được làm thế nào SIBO có thể gây nên tình trạng thừa cân.
Tiền mãn kinh
Theo Linda Anegawa, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health 360, thời kì chuyển tiếp tới thời kì mãn kinh, bắt đầu từ giữa 30 tới 40 tuổi, làm hormone estrogen tăng giảm không đồng đều, từ đó gây tăng cân bất thường. Rối loạn hormone là điều khó tránh khỏi đối với những phụ nữ đã có tuổi. Nếu tình trạng này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn, hãy đến gặp các chuyên gia để được tư vấn.
Rối loạn hormone là điều khó tránh khỏi đối với những phụ nữ đã có tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cũng có thể gây tăng cân đột ngột và làm tích trữ nhiều nước trong cơ thể. Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin như Paxil, Lexapro và Prozac còn có thể ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn.
Trong khi đó, những loại thuốc hạ huyết áp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Thuốc chống viêm steroid khiến cơ thể tích trữ nhiều nước, làm tăng cảm giác thèm ăn, gây tăng cân. Thậm chí thuốc kháng histamin như Benadryl cũng có thể gây rối loạn enzym trong não, làm tăng cường lượng thực phẩm tiêu thụ.
Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cũng có thể gây tăng cân đột ngột và làm tích trữ nhiều nước trong cơ thể.
Bệnh Cushing
Dù hiếm gặp (cứ một triệu người thì có khoảng 10-15 người mắc bệnh), 70% số người được chẩn đoán mắc Cushing là phụ nữ. Theo Reshmi Srinath, chuyên gia y khoa kiêm trợ lý giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, bệnh này làm sản sinh dư thừa cortisol, từ đó gây tích tụ mỡ thừa quanh vùng bụng và sau cổ.
Bệnh Cushing gây nên các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao và gia tăng nồng độ cholesterol. Những vết đỏ lớn xuất hiện trên vùng bụng là dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp các chuyên gia y khoa càng sớm càng tốt.
(Nguồn: Pre)