“Anh có tài không?” và “Bao giờ thì anh sẽ giàu có?”
Tôi hỏi cô ấy 2 câu: “Em còn trinh không?” và “Bao giờ thì chúng ta quan hệ?”. Cô ấy cũng xin hỏi tôi 2 câu: “Anh có tài không?” và “Bao giờ thì anh sẽ giàu có?”.
Mình thật sự thông cảm với Khánh sành điệu mặc dù bạn bị ném đá khá nhiều. Mình ghi nhận ở bạn sự thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra bạn còn là một người khéo cư xử nữa. Bởi vì bạn che giấu bộ mặt tính toán thực dụng rất tài tình.
Nhưng vẫn phải công nhận người giả tạo nhất ở đây vẫn là những ai đang lên án và chỉ trích bạn. Bởi hướng tới cái đẹp luôn là bản năng của con người. Không một ai có thể đi ngược lại quy luật này. Trừ khi đó là kẻ đui què mẻ sứt có vấn đề về phát triển trí não.
Ngày trước, “đẹp” bao gồm các tiêu chí về nhan sắc, hình thể, tính cách, nhân phẩm… Ngày nay vẫn y như thế, duy chỉ có thêm những điểm cộng về khả năng tài chính. Sinh ra trong một gia đình giàu có hoặc tự bản thân có khả năng làm giàu cũng là một cái đẹp.
Con người vốn dĩ thường tham vọng và hay mơ ước. Mà đã là mơ ước thì phải cao hơn thực tại. Ngay cả việc đi chợ mọi người còn muốn tranh nhau để mua được những thức tươi ngon nhất thì cớ gì không chọn cho mình một người hoàn hảo để kết hôn?
Sinh ra và muốn tồn tại ở đời phải có sự phù hợp. Sinh viên muốn chọn một trường đại học vừa sức. Người đi làm muốn tìm một công việc phù hợp mà lương cao. Nhà kinh doanh muốn chọn một đối tác có tiềm năng. Những điều này đều được chấp nhận và được xem là những sự lựa chọn khôn ngoan ở đời. Thế thì tại sao những ai muốn chọn một người bạn đời môn đăng hộ đối lại bị phê phán và miệt thị là não ngắn và vô văn hóa?
Tất cả phải chăng xuất phát từ quan niệm về “tiền” của nhiều người? Chỉ vì bạn không thể làm giàu nhanh như họ hay vì bạn cũng yêu tiền nhưng bạn lại bị luân lý đạo đức chi phối đủ để giả vờ xem nhẹ đồng tiền.
Theo những người này thì những ai kinh doanh khấm khá sẽ bị xem là phường buôn gian bán lận. Ai chạy theo đồng tiền thì bị gọi là lũ não ngắn thực dụng. Nếu quả thật họ là người thực dụng thì ít ra họ cũng không giả nhân giả nghĩa như những kẻ cơ hội chỉ biết lên án chỉ trích.
Sai lầm cố hữu tiếp nữa là việc mọi người đánh đồng tình yêu tỷ lệ nghịch với tiền bạc. Mọi người thường nghĩ tình nghèo là tình chân chất, còn tình giàu là giả dối sao? Tình yêu ở bất cứ tầng lớp giàu hay nghèo, hèn hay sang đều là tình yêu. Nó bị biến chất không ở việc tiêu tốn tiền nhiều hay ít mà ở cách tiêu tiền như thế nào và còn phụ thuộc vào nhân cách, phẩm chất của hai nhân vật chính.
Tôi đã từng yêu một cô nàng. Nói sơ qua thì cô ấy là mẫu phụ nữ hiện đại, thực tế. Nói huỵch toẹt ra thì cô ấy là người hám của, thực dụng. Nhưng đây cũng là mối tình dạy tôi nhiều lẽ ở đời.
Người yêu tôi hiện tại là một cô gái thẳng thắn kiểu như bạn Khánh sành điệu. Cô ấy không ngại ngần thừa nhận rằng “Em yêu anh vì anh yêu em và vì anh giàu”. Tôi hiểu rõ điều đó nên chưa một lần có ý định xem thường cô ấy.
Sau thời gian yêu đương, tôi hỏi cô ấy 2 câu: “Em còn trinh không?” và “Bao giờ thì chúng ta quan hệ?”. Cô ấy cũng xin hỏi tôi 2 câu: “Anh có tài không?” và “Bao giờ thì anh sẽ giàu có?”. Tôi cho rằng đây là 4 câu hỏi tưởng chừng không liên quan nhưng thực sự là liên quan rất mật thiết.
Xã hội càng hiện đại, chúng ta càng đặt nhiều gánh nặng lên vai phụ nữ. Họ phải là người biết làm đẹp bản thân và những người xung quanh, vừa đảm việc nhà lại phải vừa làm nhân viên mẫu mực. Họ phải cư xử đoan trang mực thước nhưng đồng thời vẫn phải năng động sáng tạo cho phù hợp với thời đại. Đó còn là người biết vượt qua những trở ngại về giới nhưng vẫn phải giữ mình trong trắng… vân vân và vân vân. Bản thân tôi là đấng nam nhi nhưng nhiều lúc tôi cũng giật mình vì thấy có quá nhiều những khuôn mẫu được đưa ra để gò bó phụ nữ.
Thế nhưng ngay cả những mong muốn bình thường là tìm được một người chồng có khả năng về kinh tế của họ cũng bị xem là quá đáng, vô đạo đức. Chúng ta đã mặc định một cách truyền thống rằng “đàn bà phải đẹp”. Vậy tại sao lại thấy khó khăn khi chấp nhận “Đàn ông phải giàu có”? Đàn bà có sắc, đàn ông có tài, đó là hai phẩm chất được đo ni đóng giày cho mỗi giới. Mà tài có là gì đi chăng nữa thì thành quả cuối cùng cũng chính là khả năng tài chính mà thôi.
Người yêu tôi hiện tại là một cô gái thẳng thắn kiểu như bạn Khánh sành điệu. Cô ấy không ngại ngần thừa nhận rằng “Em yêu anh vì anh yêu em và vì anh giàu”. Tôi hiểu rõ điều đó nên chưa một lần có ý định xem thường cô ấy.
Những ai lên án những cô gái như thế này thì rõ ràng là chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc nhưng nó là phương tiện mang lại hạnh phúc. Với tiền, tôi có thể tạo một cuộc sống đầy đủ, an toàn cho người mình yêu. Đối với cô ấy, đó là sự bao bọc. Và đó cũng chính là tình yêu.
Liệu ai có thể yêu thuần khiết không vật chất suốt đời không? Có nàng công chúa hiện đại nào muốn lấy một chàng tiều phu lên rừng đốn củi trong khi bạn bè của chàng đã có 3 lầu 4 bánh hay không? Cho dù sự lựa chọn là gì thì mục đích cuối cùng vẫn là đi đến hạnh phúc. Thế thì sự lựa chọn cá nhân đó có đáng bị lên án không?
Tôi cũng nhận ra mạng xã hội là một con dao hai lưỡi. Nó vừa là nhật ký chia sẻ tâm sự của một ai đó có nỗi lòng, vừa là miếng mồi ngon của những kẻ cơ hội thích a dua chỉ trích người khác.
Những lời khuyên tưởng như vô thưởng vô phạt và cho vui của các bạn có thể cứu giúp nhưng cũng có thể làm hại cả một đời người. Thế nên cho dù đây chỉ là một thế giới ảo, mong mọi người hãy sống văn minh và chân thật hơn.