Tâm lý học: Những người vài năm mới đổi điện thoại di động giá trung bình có 3 TÂM LÝ sau
Bằng cách nhìn vào giá cả và mẫu mã của chiếc điện thoại di động, chúng ta có thể đánh giá được xu hướng, lối sống của một người.
Trong xã hội hiện đại, điện thoại di động đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với mỗi người. Hầu như mọi hoạt động xã hội đều có thể thực hiện trên chiếc điện thoại di động. Con người có thể tìm hiểu tri thức mới lạ, cách xa cả vòng trái đất mà không cần rời khỏi nhà.
Điện thoại đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta như học tập, liên lạc bạn bè, công cụ làm việc, giải trí,… Chính vì vậy mà nhiều thương hiệu cho không ngừng cho ra mắt những mẫu điện thoại di động đa dạng với kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã đổi mới. Mọi người có thể tuỳ theo khả năng kinh tế của mình để lựa chọn được một chiếc điện thoại phù hợp.
Trên thực tế, bằng cách nhìn vào giá cả và mẫu mã của chiếc điện thoại di động, chúng ta có thể đánh giá được xu hướng, lối sống của một người. Chẳng hạn như một số người vài năm mới mua điện thoại mới với giá phải chăng thường có 3 tâm lý sau.
1. Quan điểm sống thực tế, không chạy theo sự phù phiếm
Những người không có yêu cầu cao về việc sử dụng điện thoại di động sẽ chú ý đến những thứ thiết thực hơn. Mọi người đều mang theo điện thoại di động bên mình nên đây chính là đồ vật biểu tượng cho địa vị.
Trong xã hội ngày nay, tâm lý so sánh hầu như có ở mọi nơi, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ. Với con trai, giày, ví, đồng hồ tượng trưng cho sức mạnh tài chính cá nhân. Với con người, mỹ phẩm, nhãn hiệu quần áo sẽ là đồ vật đọc vị lối sống, tâm lý.
Ở Trung Quốc, theo cơ quan dữ liệu MobData công bố "Báo cáo thị trường điện thoại thông minh quý 3/2018" cho thấy, người dùng điện thoại thương hiệu Apple không phải là giới thượng lưu với thu nhập trên 10.000 NDT (khoảng 33 triệu đồng) mà toàn những người có thu nhập thấp dưới 3000 NDT. Phụ nữ và người chưa lập gia đình chiếm hơn 30% tổng dân số tiêu dùng.
Điều này đủ cho thấy tâm lý so sánh phù phiếm của con người ngày càng nghiêm trọng. Mua một chiếc điện thoại di động phải dựa trên tính thực tế mà chỉ vì "tất cả người giàu đều sử dụng".
Con người rất khó chấp nhận thực tế và khả năng tài chính của bản thân. Họ không dám đối diện với nỗi sợ hãi từ sâu bên trong, vượt qua mặc cảm và chấp nhận bản thân. Sự phù phiếm thực chất là biểu hiện của lòng tự trọng thấp. Thu nhập và nỗ lực của mỗi chúng ta phải tỷ lệ thuận với nhau. Nếu bạn không thể đạt được thu nhập lý tưởng và không muốn làm việc chăm chỉ, bạn chỉ có thể che đậy, giấu diếm bản thân bằng những món đồ trang trí bên ngoài.
Người thực tế thường theo đuổi ý nghĩa thực tế và chấp nhận mọi thứ dù tốt hay xấu của bản thân. Họ hiểu rằng, thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện di chuyển là nhu cầu cơ bản của con người. Cũng như việc dùng điện thoại di động, với họ chiếc điện thoại trị giá 2000 NDT với 10.000 NDT không khác nhau nhiều.
Còn những người viển vông dù vẫn nợ nần chồng chất vẫn phải cố gắng mua chiếc Iphone đời mới nhất. Họ sống trong mệt mỏi, khốn đốn, luôn phải tỏ vẻ trước mặt người khác.
2. Có tầm nhìn xa và biết cách trì hoãn mong muốn nhất thời
Những người sẵn sàng sử dụng điện thoại di động thông thường thường coi trọng lợi ích kinh tế lâu dài. Họ biết cách trì hoãn sự ham muốn sở hữu món đồ nào đó nhất thời. Điều này có ý nghĩa tương tự như tâm lý học thực tế, nhưng việc trì hoãn mong muốn nhất thời khó hơn chủ nghĩa thực tế và có tầm nhìn dài hạn hơn.
Mong muốn nhất thời sau khi bị kiểm soát sẽ khiến chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, không bị cảm xúc chi phối. Điều này còn giúp hoàn thành các nghiệm vụ khác nhau, điều phối các mối quan hệ giữa các cá nhân và thích nghi với môi trường.
Những người vài năm mới đổi điện thoại mới, không chạy theo mẫu mã đời mới biết cách trì hoãn ham muốn nhất thời. Họ có xu hướng tiết kiệm, có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy nhóm người có tầm nhìn dài hạn sẽ chú ý hơn đến tương tác xã hội, từ đó thúc đẩy hành vi tích cực. Đây cũng là lý do khiến họ ít có khao khát với một chiếc điện thoại.
3. Thường siêng năng và tiết kiệm
Nhiều người có thói quen chăm chỉ, tiết kiệm vì khả năng tài chính không cho phép. Chính vì thế, để đảm bảo cuộc sống, họ phải giảm thói quen tiêu dùng của mình.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có một nhóm khác dù có kinh tế dư dả, họ cũng không bỏ một khoản tiền lớn để thay điện thoại liên tục. Với họ, chỉ cần sống hạnh phúc, được mọi người ghi nhận là đủ. Giảm kỳ vọng, ngừng chạy theo vật chất, tiết kiệm chính là cách họ chạm tới hạnh phúc.