Tác dụng của dấm
Tôi nghe nói nếu biết sử dụng dấm đúng cách sẽ có nhiều tác dụng chữa bệnh. Xin hỏi những chất gì trong dấm có tác dụng trong phòng và chữa bệnh.
Do trong thành phần của dấm chủ yếu là axit acetic nên có công dụng diệt khuẩn cao, ngoài ra còn có một số axit hữu cơ như axit latíc, axit malic, axit citric... nên có thể phòng trị một số bệnh hiệu quả như viêm gan, xơ gan, bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt…
Dấm còn có tác dụng tăng tính đàn hồi, chậm lại thời kỳ lão hóa của da; trộn dấm cùng với các loại rau quả thành món salát giúp bạn ăn ngon miệng hơn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cho 1 ít dấm vào thực phẩm trước, trong khi chế biến không chỉ làm cho món ăn thêm ngon mà còn giữ được chất canxi, các vitamin được ổn định, không bị phân hủy do nhiệt nên các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm vẫn giữ nguyên.
Những người có bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm song cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn hình chùm nho trắng, cảm cúm thì nên dùng dấm nhiều hơn.
Uống chút dấm còn có thể trừ được cả giun đũa trong đường ruột, phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở đường ruột. Tuy nhiên không nên lạm dụng nhất là những người mắc bệnh dạ dày đa toan nếu dùng nhiều quá sẽ không có lợi.
Dấm còn có tác dụng tăng tính đàn hồi, chậm lại thời kỳ lão hóa của da; trộn dấm cùng với các loại rau quả thành món salát giúp bạn ăn ngon miệng hơn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cho 1 ít dấm vào thực phẩm trước, trong khi chế biến không chỉ làm cho món ăn thêm ngon mà còn giữ được chất canxi, các vitamin được ổn định, không bị phân hủy do nhiệt nên các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm vẫn giữ nguyên.
Những người có bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, nhiễm song cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn hình chùm nho trắng, cảm cúm thì nên dùng dấm nhiều hơn.
Uống chút dấm còn có thể trừ được cả giun đũa trong đường ruột, phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở đường ruột. Tuy nhiên không nên lạm dụng nhất là những người mắc bệnh dạ dày đa toan nếu dùng nhiều quá sẽ không có lợi.