Tự khám sức khỏe qua mồ hôi
Mồ hôi là sự bài tiết của cơ thể, nó chứa đựng rất nhiều thông tin về sức khỏe của bạn.
Vì vậy, qua mồ hôi, ta có thể đoán bệnh để điều trị sớm.
Mồ hôi lạnh (mồ hôi ra kèm với người lạnh): Có thể thấy ở những bệnh nhân tâm lực suy kiệt cấp tính, nhồi máu cơ tim, dễ ngất xỉu. Khi ra mồ hôi lạnh, người bệnh thường có mạch yếu, sắc mặt trắng bệch. Nếu lúc này thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích thì chân tay sẽ càng lạnh toát.
Mồ hôi ra nhiều: Đây có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh sau: Cường năng tuyến giáp (với những triệu chứng kèm theo như tim đập mạnh, ăn nhiều, hưng phấn, dễ cáu giận, mất ngủ, lồi mắt…) hoặc sốt cấp tính, sốt rét, sốt cao hôn mê...
Ngoài ra, mồ hôi ra nhiều còn là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết, bệnh thương hàn hoặc có thể do tác dụng của thuốc. Sau khi uống một số thuốc, một số bệnh nhân bỗng nhiên ra mồ hôi. Nếu uống phải một số loại thuốc độc như lân hữu cơ, chì, thạch tín thì cơ thể cũng có thể ra nhiều mồ hôi do trúng độc.
Mồ hôi ở mũi: Nếu thường ngày bạn có dấu hiệu lấm tấm mồ hôi trên mũi thì đó là biểu hiện phổi có vấn đề, sức đề kháng suy giảm. Mỗi ngày bạn nên dùng hai tay đánh vào hai bàn chân hoặc ấn vào chân có thể giúp kích thích đường lưu thông của phổi và kích thích phổi hoạt động tốt hơn.
Mồ hôi ở mũi: Nếu thường ngày bạn có dấu hiệu lấm tấm mồ hôi trên mũi thì đó là biểu hiện phổi có vấn đề, sức đề kháng suy giảm. Mỗi ngày bạn nên dùng hai tay đánh vào hai bàn chân hoặc ấn vào chân có thể giúp kích thích đường lưu thông của phổi và kích thích phổi hoạt động tốt hơn.
Mồ hôi trán: Nếu bạn thường xuyên xuất hiện nhiều mồ hôi trên trán thì theo Đông y, có thể bạn bị bệnh ở gan. Để giảm tình trạng này, hàng ngày, bạn cố gắng giữ tâm trạng hài hòa, ít tức giận, đảm bảo ngủ đầy đủ, nếu không dễ gây ra âm hư, gan nhiệt.
Mồ hôi ở ngực: Là mồ hôi thoát ra nhiều ở hai bên vú, còn ở các bộ phận khác thì ít hoặc không có. Tình trạng này là do bệnh nhân lo nghĩ, kinh hãi, khiến tim, lá lách bị ảnh hưởng quá mức, tim không làm chủ được huyết, tỳ. Mồ hôi ở ngực cũng có thể thấy ở những người mà chức năng tim, phổi đang bị trục trặc.
Mồ hôi ở tay, chân: Nếu tâm trạng lo lắng, kích động hoặc sợ hãi, lòng bàn tay và bàn chân dễ ra mồ hôi. Đông y cho rằng đây là biểu hiện của thiếu vận động, dạ dày ôn nhiệt, huyết hư.
Mồ hôi ở nách: Bởi vì dưới nách có nhiều tuyến mồ hôi vì vậy đây là vùng nhanh ẩm ướt trong ngày, nhất là những ngày nóng. Nếu dịch mồ hôi bài tiết quá nhiều, đồng thời kèm theo mùi hôi thì có thể là do thường ngày bạn ăn đồ ăn có mùi vị như hành, tỏi, hành tây…
Mồ hôi ở cổ: Tuyến mồ hôi ở cổ phân bố khá ít, vì vậy rất ít người bị mồ hôi ở cổ. Nếu cổ bạn thường xuyên ra mồ hôi, có thể liên quan đến sự mất cân bằng của nội tiết toàn cơ thể.
Mồ hôi trộm: Là mồ hôi tiết ra lúc ta ngủ say, khi tỉnh dậy thì có cảm giác mồ hôi không ra nữa. Đông y cho rằng hiện tượng này là do âm hư, thường gặp trong bệnh lao hạch (với triệu chứng mệt mỏi, ho, ăn kém, đau ngực, kinh nguyệt không đều, sốt về chiều, da xanh, thiếu máu).
Độc tố của trực khuẩn lao khiến cho thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức, gây ra mồ hôi trộm.