Một số nguyên nhân chính gây đau vùng xương chậu
Đau vùng xương chậu (đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục) có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Tôi thường xuyên đau ở vùng xương chậu Thời gian mới bị đau, tôi nghĩ đơn giản do tiêu hóa không tốt nên để tự nhiên. Nhưng sau đó các cơn đau càng ngày càng nặng và liên tục hơn. Tôi chần chừ chưa dám đi khám. Bác sĩ cho tôi hỏi đau vùng xương chậu có thể do những nguyên nhân nào gây ra? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thái Phương)
Trả lời:
Bạn Thái Phương thân mến!
Đau vùng xương chậu (đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục) có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như do vấn đè kinh nguyệt, viêm ruột thừa, bàng quang…
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng chậu có thể bao gồm:
Đau vùng xương chậu (đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục) có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh minh họa
- Đau ruột thừa: Viêm hoặc nhiễm trùng ruột thừa thường gây đau vùng xương chậu hoặc bụng bên phải mặt thấp hơn. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa và sốt.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Hội chứng này có thể có các triệu chứng như đau đớn trong vùng chậu và vùng bụng kèm theo đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy… IBS là một căn bệnh mãn tính và thường tái phát.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường xuất hiện trong những ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Triệu chứng này khiến bạn cảm thấy khó chịu bên ngoài vùng xương chậu như đau lưng dưới, đau đầu và ngực.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh viêm, nhiễm trùng ở các cơ vùng xương chậu. Bệnh có thể có triệu chứng là cơn đau sẽ lan đến bụng, dịch âm đạo xuất hiện nhiều, đau khi giao hợp hoặc đi tiểu bất thường...
- U nang buồng trứng: Triệu chứng u nang buồng trứng thường gặp bao gồm đau vùng chậu mạnh, kinh nguyệt không đều, áp lực vùng chậu hoặc đau sau khi giao hợp. Đau vùng chậu và đi tiểu đau có thể xảy ra khi các u nang đã phát triển lớn.
- U xơ tử cung: U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành tử cung (khối u lành tính hoặc tăng trưởng) và gây ra cơn đau vùng chậu (nhẹ, trung bình hoặc nặng)...
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn sẽ có các triệu chứng như đi tiểu đau, tiểu khó, thường xuyên muốn đi tiểu, áp lực vùng chậu kèm theo đau… Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến thận nên gây ra tình trạng đau bên sườn, sốt, buồn nôn…
- Sỏi thận: Sỏi thận thường hình thành trong thận hoặc niệu quản (là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Người bị bệnh sỏi thận sẽ có cảm giác đau vùng chậu vì những viên sỏi này kích thích niệu quản. M
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs): Mặc dù các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không thường xuyên gây ra đau vùng chậu nhưng nếu một người bị đau vùng chậu và mắc bệnh STD nào đó thì khả năng này cũng có thể xảy ra. Các bệnh STDs gây đau vùng chậu phổ biến nhất là Chlamydia và bệnh lậu.
Nếu bạn có triệu chứng đau vùng xương chậu thì nên đi khám càng sớm càng tốt để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!