Cứ "quan hệ" là bị bệnh tình dục

N. Minh,
Chia sẻ

Khoảng 80% những người có hoạt động tình dục đã tiếp xúc với ít nhất một trong số 30 chủng HPV. Thậm chí bạn còn không nhận ra là mình đã từng có virus đó trong người.

Nếu tôi đã được chẩn đoán nhiễm virus HPV (gây ra mụn cóc sinh dục) một lần trong quá khứ, thì đến bây giờ virus đó có còn trong cơ thể tôi hay không? Tôi có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay không?

Trả lời:

Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, bạn hoàn toàn đã có thể tiếp xúc với virus u nhú ở người (HPV). Khoảng 80% những người có hoạt động tình dục đã tiếp xúc với ít nhất một trong số 30 chủng HPV được biết đến.
 

Nhưng trong nhiều trường hợp - 90% trường hợp nhiễm trùng sẽ tự biến mất. Thậm chí bạn còn không nhận ra là mình đã từng có virus đó trong người. Hầu hết các virus HPV đến và đi mà không cần "thông báo". Tuy nhiên, có khoảng 10 chủng virus HPV có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Nếu bạn dưới 26 tuổi, hãy xem xét đến việc tiêm chủng ngừa HPV để bảo vệ cơ thể chống lại 4 chủng chính của HPV - đóng góp khoảng 70% nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Nam giới cũng nên tiêm chủng chứ không phải chỉ có phụ nữ mới cần tiêm. Ngoài ra, bạn còn có thể tự bảo vệ mình bằng các xét nghiệm Pap thường xuyên để dễ dàng phát hiện các thay đổi trong cổ tử cung mà sau này có thể phát triển thành ung thư.

Không có lý do chính xác tại sao một số phụ nữ phát triển ung thư cổ tử cung trong khi những người khác lại không bị. Nhưng có hàng triệu phụ nữ nhiễm HPV và hơn 5.100 trường hợp nhiễm ung thư cổ tử cung ở Việt Nam mỗi năm. Vì vậy, việc cần làm là quan tâm đến chính mình bằng cách tiến hành những xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Chia sẻ