4 nhóm thực phẩm tuyệt đối không làm nóng bằng lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng để làm nóng lại thức ăn tưởng chừng như đơn giản. Thế nhưng, có những thực phẩm không làm nóng bằng lò vi sóng sẽ tốt hơn.
Các loại trứng luộc
Vừa qua, sự việc hi hữu xảy ra ở Trung Quốc khi một người phụ nữ có tên Hoàng 59 tuổi hâm nóng quả trứng luộc bằng lò vi sóng và bị bỏng nặng ở miệng. Theo lời nạn nhân đã dùng lò vi sóng để hâm nóng lại quả trứng luộc. Tuy nhiên, bà không ngờ rằng khi đưa vào miệng cắn thì bất ngờ quả trứng nổ trong miệng. Hậu quả là miệng bà Hoàng bị bỏng nặng không thể ăn uống bình thường trong suốt 1 tuần liền.
Trứng là một trong những thực phẩm không làm nóng bằng lò vi sóng. Thực tế, khi trứng luộc chín cho vào lò vi sóng làm nóng lại đã làm cho quá trình giãn nở nhiệt lại từ trong ra ngoài. Phần ở ngoài cùng đến một mức nào đó không giãn được nữa nên tạo ra áp lực nén. Khi chẳng may cắt chỗ trứng đã tạo lỗ thủng cho áp lực bên trong quả trứng được giải phóng. Trong khi đó, nhiệt độ ở miệng và thực quản của người chỉ nằm ở khoảng từ 36,5 độ đến 37,2 độ mà nhiệt độ của quả trứng nóng lại lớn hơn nên gây nổ.
Trứng luộc bị nổ tung do làm nóng lại bằng lò vi sóng (ảnh minh họa)
Một số loại rau, củ, quả
Theo các chuyên gia kể cả một số loại rau củ đặc biệt như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngồi, ớt khô, nho khô… đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng ra.
Còn ớt khô cho vào lò vi sóng có thể khiến loại thực phẩm này dễ dàng bắt nhiệt. Trong quá trình lò vi sóng nóng lên, ớt sẽ phát ra một loại hóa chất có thể gây kích ứng cho mắt và cổ họng.
Hay nho khô nếu cho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.
Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bởi nhiệt độ cao của lò mà nguy hiểm gây tai nạn nếu như chúng ta sơ ý ăn lúc các loại thực phẩm này nóng sẽ gây nổ.
Vì thế. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.
Một số loại rau, quả đặc biệt ta không nên quay nóng lại bằng lò vi sóng (ảnh minh họa)
Thực phẩm đông lạnh
Tùy thuộc vào từng loại lò vi sóng có hay không có chế độ xoay, thịt có thể được rã đông hoặc nấu không đều. Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ tăng từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.
Theo nghiên cứu của Nhật, miếng thịt nấu trong lò vi sóng lâu hơn 6 phút sẽ mất tới một nửa lượng B12. Cách rã đông hiệu quả hơn là để thịt trong tủ lạnh qua đêm hoặc để dưới vòi nước lạnh đang chảy.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Nga đã cho thấy rau củ quả được rã đông trong lò vi sóng làm chuyển hóa những glucoside và galactacside có lợi thành những chất có thể gây ung thư. Người Nga cũng tiếp tục nghiên cứu vào đầu những năm 1990 và thấy những ảnh hưởng về miễn dịch học của lò vi sóng. Trái cây đông lạnh tốt nhất là được rã đông trong tủ lạnh hoặc đơn giản là trên kệ bếp ở nhiệt động phòng..
Thực phẩm chứa chất lỏng
Tạp chí Nhi khoa (Mỹ) đã thử nghiệm 22 mẫu sữa mẹ đóng đá được rã đông trong lò vi sóng ở chế độ nhiệt khác nhau và người ta phát hiện ra rằng sữa mẹ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng phát triển nhiều vi khuẩn E-coli hơn so với các phương pháp rã đông khác tới 18%. Mẫu sữa mẹ rã đông ở nhiệt độ thấp hơn bị giảm hoạt động ezyme đồng chức năng rất mạnh và tăng sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho bé.
Bên cạnh đó, nhiều người có ý nghĩ đun sôi nước hay hâm nóng lại cafe bằng lò vi sóng mà không biết rằng việc làm này sẽ nguy hiểm. Theo các chuyên gia, bản chất của chất lỏng khi đun sôi sẽ hình thành các bọt bong bóng. Việc đun trong lò vi sóng lâu làm ngăn chặn hình thành bong bóng. Khi lấy thức ăn ra khỏi lò, việc chạm vào nó sẽ làm hình thành bong bóng. Bị tác động, đưa ra ngoài đột ngột, sự xung đột về nhiệt độ có thể khiến bọt bong bóng vỡ ra, phun trào tung tóe khỏi mặt ly sẽ khiến chúng ta dễ gặp tai nạn.
Khi đun nóng chất lỏng, cần đảm bảo thời gian đun sôi vừa đến điểm sôi. Đun xong không nên lấy ra đột ngột mà cần mở cửa lò để chất lỏng cân bằng từ từ nhiệt độ môi trường.
Tốt nhất nên đậy một nắp thủy tinh, nắp sứ lên trên ly khi đun để giữ bọt lại không vỡ ra. Bản chất của sóng vi ba có thể xuyên qua thủy tinh, sứ làm nóng chất lỏng bên trong nên việc đậy nắp sẽ không ảnh hưởng gì đến việc hâm nóng.