10 nguyên nhân khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
Rất nhiều người có lối sống khá hợp lý, không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng họ vẫn thấy mình bị "đè nặng" bởi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
Dưới đây là một số lý do có thể giải thích tại sao bạn luôn mệt mỏi.
1. Bạn không tập thể dục
Luyện tập thể dục, thể thao sẽ tạo ra nhiều hữu ích sinh - hoá giúp cơ thể bạn ngăn ngừa cảm giác mệt mỏi. Sau khi dung nạp thực phẩm vào cơ thể, nếu bạn kết hợp hoạt động, lao động thường xuyên, chuẩn mực thì có thể giúp bản thân cảm thấy vui vẻ, lạc quan suốt cả ngày.
Do đó, bạn không nên chỉ chú ý đến định mức năng lượng mà mình tiêu thụ trong ba bữa ăn mỗi ngày, mà hãy để cơ thể vận động, sử dụng năng lượng đó và đốt cháy lượng calo nhất định.
2. Duy trì giấc ngủ bất hợp lý
Có rất nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng cảm giác buồn ngủ chính là sự mệt mỏi. Tuy nhiên trên thực tế, cảm giác buồn ngủ hoàn toàn khác với sự mệt mỏi. Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn cảm thấy mệt mỏi đó là không ngủ đủ giấc.
Nếu bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít thì sau đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy toàn bộ cơ thể uể oải, mệt mỏi cả ngày do bộ não không được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Do đó, để cơ thể sảng khoái và khỏe mạnh, bạn hãy tạo thói quen đi ngủ vào các thời điểm cụ thể. Không nên ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, như thế bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
Ngủ đúng giờ mới tốt cho sức khỏe.
3. Bạn đang thừa cân
Béo phì có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tạo ra sự rối loạn giấc ngủ cho bạn. Nó cũng có thể làm cho xương và cơ thể bạn phải chịu một gánh nặng lớn hơn trọng lượng. Ngoài ra béo phì cũng có khả năng khiến bạn mắc phải các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Và tất yếu, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, ủ ê suốt cả ngày. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là bạn hãy chăm chỉ luyện tập thể dục để giảm lượng chất béo ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể săn chắc và có được giấc ngủ ngon vào ban đêm.
4. Bạn đang mang thai
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến của phụ nữ khi mang thai. Mức tăng progesterone, tình trạng ốm nghén và những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi và không còn nội lực trong cơ thể.
Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể lại đột ngột thay đổi thói quen ngủ nghỉ cùng với những thay đổi trong việc tăng mức năng lượng… cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần áp dụng một lối sống lành mạnh: ngủ đúng cách, ăn uống khoa học, tập thể dục và tăng cường giải trí.
5. Bạn uống quá nhiều cà phê
Những người phụ thuộc quá nhiều vào caffeine để duy trì trạng thái tỉnh táo cũng thường là những đối tượng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. Nếu bạn có thói quen bắt đầu một ngày của mình với một tách cà phê và kết thúc một ngày cũng bằng một tách cà phê hoặc trà thì sau đó bạn có thể gặp rắc rối về giấc ngủ.
Hơn thế, việc hấp thụ nhiều caffein cũng khiến cơ thể căng thẳng do tỉnh táo, tập trung quá mức.
6. Bạn không ăn sáng
Bữa sáng được gọi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn có thói quen bỏ qua bữa sáng một cách thường xuyên. Một khi bạn không ăn sáng, cơ thể bạn không được nạp năng lượng, kéo theo cảm giác toàn bộ cơ thể mệt mỏi.
Do vậy, dù chỉ là một bữa ăn sáng nhẹ nhàng thì mỗi ngày, bạn nên dành 15 phút để tập trung phục hồi năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài.
Đừng bỏ qua thói quen ăn sáng.
7. Cơ thể của bạn thiếu sắt
Rất nhiều người ăn chay bị thiếu hụt năng lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Nếu bạn đang duy trì chế độ ăn uống thiếu chất sắt thì chắc chắn cơ thể bạn sẽ không tránh khỏi cảm thấy mệt mỏi.
Bên cạnh đó, chu kì kinh nguyệt cũng khiến rất nhiều phụ nữ dễ bị thiếu máu dẫn đến thiếu sắt. Vì thế chế độ ăn uống giàu chất sắt thực sự rất quan trọng đối với phụ nữ.
8. Bạn đang chán nản
Mệt mỏi là cảm giác phổ biến của những người bị trầm cảm. Cùng với mệt mỏi, ăn không ngon miệng, tăng cân đột ngột, lo lắng và thiếu quan tâm đến tình dục là một số triệu chứng khác của bệnh trầm cảm.
Nếu bạn đang rơi vào một trong những trạng thái trên, hãy nghĩ ngay rằng bạn bị trầm cảm và cần tới gặp bác sỹ. Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn uống song song với việc điều trị tâm lý cũng sẽ cải thiện được cảm giác mệt mỏi ở bạn.
9. Bạn bị bệnh tiểu đường
Mệt mỏi cùng cực và thiếu năng lượng là hai triệu chứng chính của bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tới gặp bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe và kịp thời điều trị nếu thấy cơ thể có những biểu hiện của các triệu chứng trên.
10. Do tác dụng phụ của loại thuốc mới
Mệt mỏi là tình trạng có thể được gây ra bởi một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của một số loại thuốc như chống huyếp áp cao, thuốc chống trầm cảm có chứa Anxiolytics, chất ma túy...
Lúc này, cơ thể của bạn sẽ phải mất một thời gian để điều chỉnh, thích nghi với các loại thuốc mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ kéo dài một vài tuần và thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.
Nếu trước đây bạn không quan tâm đến quy tắc ăn uống thì từ nay hãy quan tâm tới bí quyết ăn uống khỏe mạnh trong mọi mùa nhé