Sự thật phía sau câu chuyện những ông chồng buộc cổ, dắt vợ ra bán ngoài chợ như hàng hóa
Vào cuối thế kỷ 18 cho đến giữa thế kỷ 19, những người đàn ông nghèo tại Anh thường đưa vợ ra chợ bán. Vậy lý do thực sự đằng sau câu chuyện này là gì?
Nhiều nước trên thế giới có tục lệ cướp vợ, nhưng truyền thống bán vợ lạ lùng tại Anh là điều mà nhiều người chắc chắn chưa nghe thấy bao giờ. Từ cuối thế kỷ 18 cho đến giữa thế kỷ 19, các tờ báo tại Anh thường đưa những tin tức về việc các cô vợ được chồng mình giao bán tại các khu chợ đông đúc.
Trên thực tế, giữa những năm 1780 và 1850, đã có khoảng 300 trường hợp bán vợ được ghi nhận tại Anh, chưa kể các vụ việc không có số liệu chính thức.
Vậy nguyên nhân đằng sau truyền thống này là gì?
Những người đàn ông sẽ đem vợ mình ra các khu chợ hay nơi đấu giá gia súc và đăng ký vợ mình như một món hàng để bán.
Việc ly hôn tại Anh không hề đơn giản trước năm 1857. Vào thời điểm đó, nếu các cặp đôi muốn ly hôn, họ sẽ bỏ ra một khoản tiền lớn, khoảng 3,000 bảng Anh (tương đương với 15 nghìn bảng Anh bây giờ, tính sơ sơ cũng hơn 400 triệu VNĐ).
Giải pháp duy nhất lúc bây giờ là họ phải đem vợ mình ra những nơi công cộng để giao bán. Tại các vùng nông thôn nghèo, những người vợ được coi là tài sản cá nhân mà có thể mua đi bán lại.
Những người đàn ông sẽ đem vợ mình ra các khu chợ hay nơi đấu giá gia súc và đăng ký vợ mình như một món hàng để bán. Một sợi dây thừng sẽ được thòng quanh cổ vợ khi cô ấy được dắt lên bục đấu giá. Trên thực tế, việc làm này là vi phạm pháp luật nhưng chính quyền thời bấy giờ đã làm ngơ cho qua bởi vì đó là lựa chọn duy nhất của những người đàn ông nghèo.
Sau khi vụ mua bán xong xuôi, những người đàn ông sẽ đến một quán rượu quanh đó và ăn mừng chiến thắng.
Trong nhiều trường hợp, người vợ sẽ chủ động bắt đầu buổi đấu giá bởi vì đó là lựa chọn duy nhất để họ kết thúc cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Tuy vậy, hầu hết những người vợ tham gia đấu giá đều do tự nguyện và họ có quyền chọn người mua mà họ muốn. Trong nhiều trường hợp, buổi đấu giá sẽ được thông báo trước trên báo chí địa phương và người mua cũng được dàn xếp trước. Quá trình mua bán và đấu giá chỉ còn mang tính chất tượng trưng và biểu tượng của việc ly hôn. Cũng có nhiều trường hợp, người vợ sẽ chủ động bắt đầu buổi đấu giá bởi vì đó là lựa chọn duy nhất để họ kết thúc cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Một trong những vụ bán vợ đầu tiên được ghi nhận vào năm 1733 tại Birmingham, Anh. Người đàn ông tên Samuel Whitehouse đã bán vợ của mình, Mary Whitehouse cho ông Thomas Griffiths với giá 1 bảng. Truyền thống này đạt đỉnh cao vào năm 1820 và 1830. Vào thời điểm đó, những người đàn ông phải chịu nhiều áp lực từ xã hội nên truyền thống này cũng bị cấm dần. Vụ bán vợ cuối cùng diễn ra vào năm 1913 khi một người vợ cho biết, người chồng đã bán mình với giá 1 bảng.