Sau tuổi 70, lương hưu có cao đến mấy cũng đừng đưa 2 loại tiền này cho con cái: Ai chê keo kiệt cũng đừng nghe
Chỉ những người đủ tỉnh táo để từ chối 2 loại yêu cầu tiền bạc này, cuộc sống về già của họ mới thảnh thơi và thoải mái.
Ngày nay, nhiều người cao tuổi lẽ ra phải có một cuộc sống hưu trí hạnh phúc và nhàn nhã. Sau nỗ lực cả nửa đời người, họ nên có được lương hưu hậu hĩnh và một tương lai sung túc, nhàn hạ và hưởng thụ. Nhưng bạn sẽ thấy rằng dù một số người già có lương hưu cao nhưng cuộc sống của họ vẫn rất bấp bênh, vì họ đã phạm 2 sai lầm sau đây.
01. Đừng cho con "tiền trả nợ"
Giới trẻ ngày nay đặt ra những yêu cầu cao không chỉ về phương diện vật chất mà còn về tinh thần. Một ví dụ điển hình là một thanh niên có thu nhập hàng tháng 35 triệu đồng, nhưng lại đối mặt với nợ thẻ tín dụng lên đến 170 triệu đồng. Hàng tháng, anh ta không chỉ dùng thu nhập để trả nợ mà còn phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng để sống sót, trở thành đại diện tiêu biểu của nhóm "nguyệt quang tộc".
Thuật ngữ "nguyệt quang tộc" xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc, mô tả những người có lương tháng nào thì tiêu hết lương tháng đó, không dành dụm được đồng nào, thậm chí còn mang nợ. Đáng chú ý là hiện tượng này không chỉ giới hạn trong giới trẻ Trung Quốc mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Theo thống kê, thế hệ Y ở Mỹ hiện đang đối mặt với mức nợ vượt quá 1 nghìn tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ cuối năm 2007. Điều này làm nổi bật vấn đề về quản lý tài chính và thách thức mà nhiều người trẻ đang phải đối mặt trong xã hội ngày nay.
Trên thực tế, kể từ sau 18 tuổi, một người đã được công nhận là người trưởng thành. Họ có tay có chân, có khả năng lao động và kiếm tiền, cũng đồng thời phải có suy nghĩ rõ ràng về trách nhiệm của mình khi chi tiêu. Nếu đã lựa chọn vay tiền, họ càng phải dũng cảm chịu trách nhiệm về việc trả nợ là một điều tất nhiên.
Ảnh minh họa: Internet
Nhưng trong đời thực, chúng ta thường thấy những người không biết rõ khả năng của mình. Để hưởng thụ hạnh phúc nhất thời, họ tiêu dùng trước những thứ vượt quá khả năng, kết quả là rơi vào khủng hoảng kinh tế và bắt đầu quay sang nhờ vả bố mẹ giúp đỡ trả nợ.
Cha mẹ có thể trả nợ thay một lần vì thương con, nhưng liệu họ có thực sự trả được lần thứ hai hay lần thứ ba? Hơn nữa, sự chiều chuộng của cha mẹ đôi khi sẽ khiến con ngày càng trở nên phụ thuộc và ỷ lại, thậm chí vượt quá giới hạn ban đầu.
Vì vậy, cha mẹ nên để con học cách tự chịu trách nhiệm cho lựa chọn của bản thân, cố gắng không cho con vay tiền để "trả nợ" trong trường hợp các khoản nợ đều sinh ra một cách bất hợp lý, vì lý do phù phiếm… Nếu đó là một khoản vay thế chấp thông thường, một khoản vay mua nhà, mua ô tô hoặc được sử dụng để kinh doanh chính đáng nhưng tạm thời không thể xoay vòng vốn, cha mẹ hãy cân nhắc đưa ra sự hỗ trợ phù hợp dựa trên tình hình thực tế.
02. Đừng cho con bạn "tiền hưởng lạc"
Ham muốn hưởng thụ vật chất là khuyết điểm chí mạng nhất của con người. Xung quanh chúng ta dường như luôn có một vài người đã quen được cha mẹ chu cấp mọi mặt từ bé đến lớn. Dần dần, họ có thói quen hưởng thụ, tiêu xài không biết tiết kiệm, thậm chí không nhận rõ được giá trị đích thực của tiền bạc.
Ảnh minh họa: Internet
Có một thực tế phổ biến là "Từ nghèo đến giàu thì dễ, từ giàu về nghèo mới khó," nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc duy trì sự ổn định tài chính. Trong cuộc sống hàng ngày, việc học cách tiết kiệm đúng nơi, đúng chỗ trở thành một kỹ năng quan trọng. Điều này không chỉ áp dụng cho việc quản lý chi tiêu cá nhân mà còn liên quan đến quản lý doanh nghiệp và đầu tư. Việc đặt ưu tiên cho những khoản chi tiêu cần thiết và đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao có thể giúp duy trì sự ổn định tài chính trong thời gian dài.
Ngoài ra, quản lý nợ cũng là một khía cạnh quan trọng của việc tiết kiệm. Tránh nợ quá mức và tìm kiếm cách thanh toán nhanh chóng có thể giúp giảm áp lực tài chính và tạo ra cơ hội để tích lũy tài sản.
Cha mẹ nên học cách nhìn xa trông rộng, không để cuộc sống xa hoa trước mắt làm sai lệch quan niệm tiền bạc của con. Hãy dạy cho con cái biết sự vất vả của việc kiếm tiền, đồng thời phải tiêu tiền tùy theo khả năng của mình ngay từ nhỏ. Muốn sống tốt hơn hãy làm việc chăm chỉ bằng đôi tay của mình, thay vì chỉ ngửa tay xin tiền bố mẹ để hưởng thụ.
Nếu con cái đã trưởng thành mà vẫn sống hưởng lạc bằng tiền bạc của cha mẹ, hãy từ chối ngay. Đừng biến con mình thành "đứa trẻ không thể trưởng thành".
Khi con cái lớn lên, cha mẹ phải dần rút lui khỏi cuộc sống của con cái, để chúng học cách tự mình làm việc chăm chỉ. Đó mới là tình yêu tốt đẹp nhất đối với các con. Nếu cha mẹ mềm lòng, giúp đỡ tài chính cho con hết lần này đến lần khác sẽ chỉ khiến con mất khả năng tự lập và tự giải quyết vấn đề.
*Nguồn: Sohu