Sau 65 tuổi, người khôn ngoan lựa chọn cuộc sống bình dị: Bớt toan tính, nửa cuối đời bình yên
Những người thông minh sống một cuộc sống khiêm tốn, tiết kiệm tiền và nghỉ hưu một cách khôn ngoan.
Bà Vương năm nay 65 tuổi và luôn sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày dù không quá dư giả. Chồng bà qua đời cách đây vài năm. Con gái và con trai đều trưởng thành, tự lập nghiệp. Mỗi sáng, bà Vương ra mảnh vườn nhỏ trồng cây, chăm rau. Khi rảnh, bà lại ngồi bên cửa hóng mát rồi trò chuyện với mọi người.
Thực tế, rất hiếm người ở tuổi 65 có thể vui vẻ tận hưởng cuộc sống như bà Vương. Bởi đó là tuổi dù đã nghỉ hưu nhưng luôn vướng bận con cái, cháu chắt và những trách nhiệm của người làm ông bà. Chia sẻ về bí quyết sống thảnh thơi của mình, bà Vương nói những điều tâm đắc:
1. Loại bớt đồ đạc thừa, giữ túi tiền rủng rỉnh
Minimalism hay còn gọi là lối sống tối giản đến từ Nhật Bản đang là trở thành hiện tượng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới. Với tinh thần chủ đạo "càng ít càng nhiều", với nhiều người, thậm chí lối sống tối giản đã trở thành một chủ nghĩa thú vị.
Chìa khóa của lối sống này là tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Hạn chế đồ đạc tối đa, chỉ giữ lại những gì thật cần thiết, lối sống tối giản sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn gọn gàng. Và bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho chính mình.
Nhiều người cao tuổi cho rằng nên tận hưởng tuổi già bằng cách nuông chiều bản thân, mua sắm hoang phí thay vì những thứ thiết thực. Thực tế nhiều quyết định mua bốc đồng dẫn đến một số món đồ chỉ được sử dụng một hoặc hai lần.
2. Thức ăn không cần sang trọng nhưng phải tươi sạch, đủ chất
Ở độ tuổi nào thì sức khỏe vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu, có sức khỏe là có tất cả.
Nhiều người cho rằng phải có điều kiện, mua đủ thứ sơn hào hải vị trên đời bồi bổ thì mới có thể khỏe mạnh, sống thọ, coi thường những thức ăn bày bán ngày thường ngoài chợ. Tuy nhiên, họ quên mất cái cốt lõi ở đây là chất dịnh dưỡng có trong nguyên liệu. Dù có là sơn hào hải vị nhưng không cung cấp đầy đủ chất, không hợp khẩu vị, lạ miệng khiến bạn ăn vào lại đau bệnh thì cũng coi như đổ sông đổ bể.
Hãy chú ý vào hàm lượng chất trong từng loại nguyên liệu. Bữa ăn của người cao tuổi nên cân bằng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống đủ nước; không ăn mặn, hạn chế thực phẩm chế biến lại; tránh xa các chất có hại…
3. "Thanh lọc" mối quan hệ
Người ở tuổi này đã sống được ⅔ quãng đời, trải qua nhiều chuyện, cũng có không ít mối quan hệ từ gia đình, bạn bè cho đến đồng nghiệp. Dù vậy mỗi người đều có cuộc sống riêng, ai ai cũng bận rộn, có những mối quan hệ chỉ khi họ gặp khó khăn mới nhớ đến ta, dùng những lời xu nịnh để nhận được sự giúp đỡ từ người cao tuổi.
Khi tiếp xúc với những người này, bạn còn phải kiêng nể, hành xử khách sáo, thật bất tiện, nhận lời không được, mà từ chối cũng chẳng đành. Không ít trường hợp đã bị lừa mất số tiền lương hưu tích góp cả đời.
Cuộc sống không chỉ cần thanh lọc đồ đạc mà còn cả những mối quan hệ xung quanh, tập trung cho những người thực sự quan trọng, yêu thương ta để những năm tháng cuối đời được bình yên, thư thả.
4. Cuộc sống dù nghèo nhưng không làm việc sai trái
Người già luôn được nhắc đến với lối sống tiết kiệm, thậm chí có phần hà tiện để dành dụm của cải cho con cháu. Họ không ngại mặc cả mớ rau, miếng thịt vài đồng ngoài chợ.
Vậy nhưng khi gặp những hoàn cảnh khó khăn hơn, nhiều người không tiếc tiền của mà sẵn sàng chia sẻ chút gạo, chút cơm. Lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Đặc biệt, dù có khốn khó vẫn luôn trung thực, sống ngay thẳng, không làm điều trái với luận thường đạo lý, làm gương cho con cháu noi theo. Đây chính là thứ tài sản quý giá nhất mà bạn có thể để lại cho hậu thế.
Tóm lại, cuộc sống của bạn, do bạn quyết định, đừng để bản thân phải hối hận mà quay đầu không kịp. Thay vì cố theo đuổi những thứ vật chất hão huyền, hãy tập trung vào hiện tại và sống sao cho phải lẽ.