Sau 5 ngày nhốt mình trong phòng, cậu bé 13 tuổi đi đứng không vững, sau khi khám xong bác sĩ kinh ngạc vì căn bệnh mà bé mắc phải

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Ngoài thời gian ăn cơm và đi vệ sinh, hầu như cậu bé đều dành thời gian nằm trên giường bấm điện hoặc ngồi sử dụng máy tính.

Tiểu Lỗi (13 tuổi) sống tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 nên trường học tạm đóng cửa, Tiểu Lỗi cũng phải ở nhà. Trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, Tiểu Lỗi mâu thuẫn và tranh cãi với người thân nên em tự nhốt mình liên tiếp 5 ngày trong phòng. Ngoài thời gian ăn cơm và đi vệ sinh, hầu như cậu bé chỉ nằm trên giường bấm điện hoặc ngồi sử dụng máy tính. Một thời gian sau, khi xuống giường, Tiểu Lỗi có cảm giác đau nhức ở chân phải, đi đứng không vững nên bị ngã.

Nằm trên giường bấm điện thoại, thiếu vận động liên tiếp 5 ngày, cậu bé 13 tuổi máu đông toàn chân - Ảnh 1.

Tiểu Lỗi có cảm giác đau nhức ở chân phải, đi đứng không vững nên bị ngã.

Bác sĩ Quách Vệ Bình, chủ nhiệm khoa huyết học, bệnh viện Xi'an Daxing Hospital, cho biết: "Khi xuống giường, cậu bé cảm thấy đau nhức chân phải và bị ngã trên sàn nhà. Sau khi được đưa vào bệnh viện, kết quả chẩn đoán cho thấy chân của cậu bé chứa đầy huyết khối hay còn gọi là cục máu đông".

Trường hợp của Tiểu Lỗi được bác sĩ xác định là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, căn bệnh này hiếm khi xuất hiện ở lứa tuổi trẻ nhỏ nên điều này khiến bác sĩ rất kinh ngạc.

Nằm trên giường bấm điện thoại, thiếu vận động liên tiếp 5 ngày, cậu bé 13 tuổi máu đông toàn chân - Ảnh 2.

Bác sĩ Quách Vệ Bình, chủ nhiệm khoa huyết học, bệnh viện Xi'an Daxing Hospital.

Bác sĩ Quách Vệ Bình chia sẻ: "Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật nằm trên giường trong thời gian dài không thể vận động, đa phần gặp ở người lớn tuổi. Đối với trường hợp nhỏ tuổi như cậu bé là rất hiếm".

Điều khiến bác sĩ lo ngại là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu khi xảy ra thì người bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao. Bởi nếu chi dưới cơ thể là máu đông thuận theo dòng máu chảy lên sẽ dẫn đến động mạch phổi, nếu mạch máu tắc nghẽn bởi các huyết khối sẽ gây ra bệnh thuyên tắc phổi và dẫn đến tử vong.

Nằm trên giường bấm điện thoại, thiếu vận động liên tiếp 5 ngày, cậu bé 13 tuổi máu đông toàn chân - Ảnh 3.

Điều khiến bác sĩ lo ngại là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu khi xảy ra thì người bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao.

Bác sĩ Quách Vệ Bình thông tin thêm: "Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu cần phải được điều trị kịp thời, nếu dẫn đến bệnh thuyên tắc phổi chắc chắn sẽ gây tử vong cho bệnh nhân. Tĩnh mạch ở hai chân của Tiểu Lỗi đều là cục máu đông, nguyên nhân chủ yếu là do cậu bé thiếu vận động trong thời gian dài và uống ít nước nên mới xảy ra tình trạng như trên". Bác sĩ nhắn nhủ mọi người không nên ngồi lâu trong thời gian dài, vận động thường xuyên và uống nhiều nước để giữ gìn sức khỏe.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu sau khi trao đổi oxy từ các cơ quan về tim. Có 3 loại tĩnh mạch bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, và các tĩnh mạch xuyên đưa máu từ tĩnh mạch nông đổ về tĩnh mạch sâu. Cấu tạo tĩnh mạch có các van một chiều cho phép máu di chuyển theo một hướng nhất định.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

Những nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu:

- Phẫu thuật: Chỉnh hình do gãy xương, phẫu thuật ngực, bụng...

- Bệnh lý ác tính: Ung thư tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, vú, dạ dày... Bệnh ác tính đi kèm với sự gia tăng tình trạng tăng đông máu.

- Chấn thương gãy xương đùi, gãy đốt sống...

- Bất động kéo dài hình thành huyết khối do ứ trệ tuần hoàn.

- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh.

- Mắc bệnh suy tĩnh mạch.

Những yếu tố nguy cơ:

- Mang thai: Do cản trở lưu lượng máu về tim, gây ứ trệ tuần hoàn, tình trạng tăng đông.

- Điều trị thay thế bằng hormon estrogen hay dùng kéo dài thuốc ngừa thai là nguyên nhân thường gặp ở những phụ nữ trẻ bị huyết khối tĩnh mạch.

- Người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.

- Tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

- Người hút thuốc lá nhiều, người ít vận động thường xuyên ngồi một chỗ.

- Tuổi tác: bệnh có xu hướng tăng theo tuổi.

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên có thể có các triệu chứng cơ năng sau:

- Đau có thể gặp ở những người huyết khối tĩnh mạch sâu, mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, đau tăng khi đi lại.

- Thay đổi màu da vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có xu hướng chuyển thành màu xanh đen hoặc một màu bất thường.

- Sưng chân, cảm giác nặng nề, có thể so sánh thấy sự khác biệt giữa hai bên chân.

- Người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt thường xuyên không rõ nguyên nhân.

- Cảm giác nóng da: vùng da bị huyết khối thường nóng hơn so với các vùng khác.

- Có thể thấy giãn tĩnh mạch nông.

- Biểu hiện khi có các biến chứng bao gồm: Khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực... là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi. Khi có các triệu chứng này cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Theo Kankanews

Chia sẻ