Sau 12 năm làm bảo mẫu, tôi nhận ra: Không phải tiền nhiều, người có thứ này mới thực sự an nhàn ở năm tháng tuổi già

Đinh Anh,
Chia sẻ

Sau khi chứng kiến cuộc sống của những cụ ông, cụ bà có hoàn cảnh trái ngược nhau, người phụ nữ này nhận ra nhiều điều.

Tiền nhiều có giúp tuổi già hạnh phúc?

Khi nhắc đến điều làm nên tuổi già hạnh phúc, suy nghĩ đầu tiên của nhiều người chắc chắn sẽ là tiền. Thực tế, đa phần người sở hữu cuộc sống viên mãn là người có đủ đầy các giá trị vật chất.

Mặc dù, tiền có thể là một trong những tiêu chuẩn để đo lường hạnh phúc của nhiều người. Song đây không phải là thứ duy nhất. Đôi khi, những cụ ông, cụ bà được con cái quan tâm mới thực sự là người an nhàn ở những năm cuối đời.

Cô Giang, một bảo mẫu sau 12 năm làm việc, tiếp xúc với đủ hoàn cảnh gia đình đã phải thừa nhận điều này. “Không phải người càng có nhiều tiền thì họ sẽ càng hạnh phúc ở năm cuối đời. Tôi từng làm việc tại những gia đình có điều kiện kinh tế ở mức bình thường. Song họ chính là người có cuộc sống hạnh phúc hơn so với những người giàu sở hữu hàng triệu NDT. Bởi họ có các con luôn kề vai sát cánh, quan tâm lúc đau ốm”, người phụ nữ chia sẻ.

Sau 12 năm làm bảo mẫu, tôi nhận ra: Không phải tiền nhiều, người có thứ này mới thực sự an nhàn ở năm tháng tuổi già- Ảnh 1.

Lấy 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau cô từng làm việc là ví dụ. Gia đình đầu tiên là vợ chồng ông Trương. Ở thời điểm cô đến đây làm việc, 2 ông bà đã bước sang tuổi 75, từng là chủ một nhà hàng có tiếng trong thành phố.

Theo như lời chia sẻ của ông bà, họ từng bị sa thải, sau đó dấn thân vào con đường kinh doanh dịch vụ ăn uống. Từ một quán nhỏ ven đường, 2 vợ chồng mở được một chuỗi nhà hàng.

Ở thời điểm kinh doanh phát đạt, họ kiếm được rất nhiều tiền và mua được 2 căn hộ ở trung tâm thành phố. Sau khi 2 người con kết hôn, ông bà cũng lo cho chúng mỗi người 1 căn nhà.

Với số tiền kiếm được, ai cũng chắc chắn rằng vợ chồng ông Trương có cuộc sống hạnh phúc ở năm cuối đời. “Cho đến khi bước chân vào nhà của họ, nhìn đồ đạc trang trí tôi vẫn chắc chắn suy nghĩ của mình là đúng. Tuy nhiên, sau 1 tháng chăm sóc 2 ông bà, tôi mới phát hiện ra rằng phía sau cuộc sống xa hoa này không có nhiều niềm vui đến thế”.

Ông Trương đã giao lại nhà hàng cho 2 người con mình quản lý từ khi bước sang tuổi 70. Sau khi tiếp quản, chỉ trong vòng 1 năm, họ đã biến cơ sở kinh doanh của gia đình trở nên nổi tiếng. Thậm chí doanh thu đạt được còn cao hơn thời gian ông Trương buôn bán.

Tuy nhiên, khi các con có năng lực và kiếm được nhiều tiền như vậy cũng là lúc gia đình ông không còn sự kết nối. “Làm việc ở nhà ông Trương trong 2 năm rưỡi, số lần các con ông về thăm nhà thậm chí còn ít hơn số lần ông bà phải nhập viện điều trị. Thậm chí, sống cùng thành phố nhưng khi bố mẹ ốm, họ còn chẳng thể đến chăm sóc được. Họ chỉ thực sự về nhà vào đúng ngày Tết nhưng rồi cũng vội vàng rời đi. Chắc có lẽ, công việc kinh doanh nhà hàng dường như không có ngày nghỉ”, cô Giang kể lại.

Thông qua lời kể của của bà Trương, tuy kiếm được nhiều tiền nhưng họ cũng gặp nhiều rủi ro. Để kinh doanh lớn, các con của ông cũng phải vay mượn. Chưa đầy 1 năm sau đó, dịch bệnh ập đến khiến họ mất tất cả. Khi đó, chính ông bà phải bán 1 căn nhà trong thành phố để xoay xở cùng các con. Bởi nếu không, toàn bộ hệ thống nhà hàng sẽ phải đóng cửa.

Giờ đây, công việc kinh doanh đã khá lên. Song, các thành viên trong nhà vẫn có khoảng cách. Cụ ông, cụ bà này phải thừa nhận rằng họ có nhiều tiền nhưng lại cô đơn, không được gần gũi con cháu.

Sự quan tâm của con cháu là điều tiên quyết

So sánh với gia đình ông Lý, mọi chuyện lại khác. Ông Lý đã bước sang tuổi 76 và phải sống một mình sau khi vợ mất sớm. Điều kiện sống của cụ ông này không thể bằng vợ chồng ông Trương.

Ông là giáo viên về hưu với mức lương chỉ khoảng 6.000 NDT/tháng (khoảng 21 triệu đồng). Ông có 2 người con cũng đều công tác trong ngành giáo dục. Tất nhiên với công việc này, các con ông chỉ có điều kiện sống bình thường. Họ không nghèo mà cũng chẳng giàu.

Dẫu điều kiện kinh tế của gia đình ở mức bình thương. Nhưng ông Lý vẫn có cuộc sống hạnh phúc và thoải mái ở năm cuối đời. Niềm hạnh phúc của ông đến từ việc thường xuyên được con cái chăm sóc và gần gũi.

Cứ mỗi cuối tuần, con cháu được nghỉ ngơi là cả nhà lại sum họp. Họ ăn uống và trò chuyện cùng nhau. Mỗi dịp nghỉ lễ dài ngày, cả nhà lại tổ chức du lịch.

Sau 12 năm làm bảo mẫu, tôi nhận ra: Không phải tiền nhiều, người có thứ này mới thực sự an nhàn ở năm tháng tuổi già- Ảnh 2.

Những lúc ông Lý ốm, dẫu đã có cô Giang chăm sóc nhưng từ con trai, đến con gái và cả con dâu, con rể đều túc trực 24/7 bên bố. Bằng sự hiếu thảo của con cái, tuy không quá giàu có nhưng cụ ông 76 tuổi này mãn nguyện với cuộc sống hiện tại. Ông luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Nhìn vào cuộc sống của ông, thậm chí nhiều người xung quanh còn phải ghen tỵ.

Thông qua những trải nghiệm của bản thân, cô Giang thừa nhận rằng người có con cái sống hiếu thảo với cha mẹ mới thực sự là người hạnh phúc năm cuối đời. Dù có đến hàng chục triệu NDT, nhưng vợ chồng ông Trương lại sống trong sự cô đơn, thiếu sự gắn kết.

Chia sẻ