Radio: Xót lòng trước những điều mẹ vợ dặn dò chàng rể khi tiễn con gái về nhà chồng, đặc biệt là điều số 4
Nhờ có sự khéo léo và tài tình đánh tiếng của mẹ trước khi đưa tôi về nhà chồng, nên bây giờ tôi mới được hưởng quả ngọt…
Ngày còn là thiếu nữ đôi mươi, tôi cứ ngỡ mẹ mình ghét mình lắm vì hay bắt con phải học làm cái này, làm cái nọ. Nhưng cho đến ngày tôi lên xe hoa về nhà chồng, nhìn mẹ khóc òa như đứa trẻ tôi mới hiểu được rằng: tôi là núm ruột của mẹ, phải xa tôi khiến mẹ hụt hẫng và đau xót vô cùng.
Trước đây tôi vẫn thường hay cười khẩy trước những lời nhận xét từ hàng xóm như "ối giời, nhà này tận ba nàng công chúa, nuôi chúng lớn đủ lông đủ cánh rồi chúng lại bay". Tôi cho rằng người ta cứ hay trọng nam khinh nữ, chứ thế kỷ 21 rồi làm gì còn chuyện ấy nữa. Con nào chẳng là con, mà đã là con thì muốn về nhà bố mẹ lúc nào chẳng được? Nhưng tôi lại nhầm.
Đúng là con gái ngay từ khi sinh ra đã có vô số những thiệt thòi. Bố mẹ sinh con gái ra như thể những khoản đầu tư không có lãi. Sinh con ra đã nhọc nhằn, nuôi con lớn còn biết bao mồ hôi công sức. Ấy vậy mà ngày con gái theo chồng, bỗng như thể hóa người dưng.
(Ảnh minh họa)
Nói là người dưng thì cũng có phần hơi quá đáng, nhưng ông bà ta ngày xưa vốn vẫn có câu "con gái lấy chồng như bát nước đổ đi". Đồng ý rằng hiếu thuận với bố mẹ là do mình, nhưng phận làm dâu làm vợ, cũng không phải muốn về bên ngoại là được, muốn biếu bố mẹ là được. Mọi thứ đều cần được cân nhắc và dung hòa giữa hai vợ chồng và hai bên nội ngoại.
Có biết bao câu chuyện tôi được nghe từ trước đó, khiến quãng ngày chuẩn bị làm dâu của tôi buồn thê thảm. Là khi tôi biết sau khi về làm dâu, con dâu đa phần phải đón Tết bên nhà nội, nhà nào thoải mái thì mùng một tết nội mùng hai tết ngoại. Còn không, cứ xác định là hết Tết thích đi đâu mới được đi sau.
Cứ nghĩ đến bao nhiêu năm quẩn quanh bám váy mẹ, theo mẹ ra chợ Tết chọn cành đào lá dong, đêm ba mươi ngồi cuộn khoanh trong lòng bố để trông nồi bánh… là mắt tôi lại ướt nhèm. Tôi chạy vội vào ôm lấy mẹ, cứ khóc rấm rứt như đứa trẻ nhỏ.
Mẹ tôi vỗ về dỗ dành nhiều lắm, vì mẹ cũng từng là con gái, cũng từng đi làm vợ, làm dâu nên mẹ hiểu lắm mà. Mẹ nói sướng khổ của đời người con gái phụ thuộc nhiều vào người chồng. Nên sau này có trách móc hay mang ơn, hãy trách móc hoặc mang ơn sự lựa chọn của mình ngày hôm nay. Bố mẹ đôi bên chỉ là những người tác thành, còn hạnh phúc hay không hoàn toàn là do hai đứa định đoạt.
(Ảnh minh họa)
Ngày tôi lên xe hoa, không chỉ mẹ mà đến người đàn ông "sắt đá" trong nhà cũng khóc. Bố tôi giấu nước mắt quay đi, sợ tôi lại nhìn thấy mà mè nheo nhõng nhẽo. Đúng là với bố mẹ, con cái dù có lớn bao nhiêu cũng vẫn mãi là những đứa trẻ thôi.
Không biết có phải là do may mắn hay không, nhưng hiện tại tôi thấy sự lựa chọn của mình khá đúng đắn. Vì ít nhất thì người đàn ông của tôi cũng là một người đàn ông hiểu chuyện. Anh nói anh sẽ cố gắng để hai đứa được ở riêng, sẽ vẫn cưng chiều tôi như công chúa. Anh nói sẽ để tôi ăn Tết luân phiên một năm bên nội, một năm bên ngoại. Và công việc nhà thì anh cũng chủ động giúp tôi rất nhiều.
Có khi tôi hỏi anh vì sao anh lại tâm lý và thấu đáo với một người vợ như tôi? Dù tôi ngoan ngoãn hay hiền lành, nhưng đúng là có những điều tôi chưa từng nói với anh mà anh đã làm cho tôi mất rồi. Tôi thấy cảm kích vô cùng trước sự dịu dàng và tình yêu thương của anh.
Chồng tôi những lúc ấy lại ngồi tủm tỉm cười, anh kể lại ngày mẹ tôi nói chuyện với anh, đúng hơn là những lời căn dặn để hai đứa về sống chung một nhà cho yên ổn. Chính vì có mẹ tôi chỉ dạy, nên anh cũng thấm thía và thấu hiểu phần nào về cuộc sống hôn nhân cũng như những thiệt thòi của người phụ nữ.
Những lời dạy của mẹ tôi cũng nhẹ nhàng và đơn giản như bao bà mẹ khác trên đời này. Vô cùng nhẹ nhàng, vô cùng trìu mến, vô cùng thân thương:
Lời mẹ tôi dặn chàng rể tương lai trước khi tiễn con gái về nhà chồng...