Quyền lực ngầm và những chiêu trò “bắt chẹt” người mua
Trong giới buôn bán, lợi nhuận luôn là mục tiêu số một. Bởi thế, giới chủ buôn không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt lợi nhuận cao nhất. Khả năng "hô biến" giá hàng, tráo nhãn mác, đổi chủng loại là những chiêu chủ yếu được các chủ hàng ở đây sử dụng để "qua mặt" người mua.
Những ngón nghề gian xảo
Chủ hàng mỗi lần nhập hàng với số lượng rất lớn. Số hàng đó sẽ được phân loại theo chất lượng và sẽ bán với giá khác nhau. Thế nhưng, hầu hết các mặt hàng ở đây đều được xuất nguyên thùng. Khi nào ngã giá với nhau xong, người mua mới được phép mở thùng. Lợi dụng thông lệ này, giới chủ đã tráo hàng và bán cho tiểu thương những sản phẩm chất lượng thấp nhưng với giá rất cao.
Đội ngũ bán thuê ở một cửa hàng
Một tiểu thương cho biết: "Có lần, tôi mua một thùng táo loại ngon với giá 800 nghìn đồng/thùng. Thế nhưng, khi thỏa thuận xong, kiểm tra thấy toàn táo loại hai, quả bé, mã lại xấu nên tôi có trao đổi lại. Không những không được đổi hàng lại mà bị ăn chửi thậm tệ".
Tiểu thương này còn cho biết thêm, nếu gặp những người mua "dễ bắt nạt", chủ buôn sẵn sàng tráo hàng loại I xuống hàng loại III mà người mua không dám đôi co gì. Những người đổ hàng quen như chị còn được giới chủ hàng "nể nang" chút ít.
Trong quá trình tìm hiểu thông tin viết bài, PV đã có dịp chứng kiến cảnh một tiểu thương khá lớn tuổi, mếu máo xưng em với một tay bán thuê đáng tuổi con mình để mong đổi lại món hàng hỏng. Thùng hàng được đóng kín mít nên khó quan sát. Chúng tôi chỉ nghe thấy những lời tha thiết: "Anh thông cảm cho bọn em, hàng thế này không thể bán được. Anh cho bọn em xin lại tiền".
Trước những lời khẩn khoản như vậy, tay bán thuê không nói một lời, nhìn chăm chú vào người đàn bà bằng ánh mắt hằn học. Một lúc sau, tay này lại oang oang rao hàng như chưa có chuyện gì xảy ra. Người đàn bà như biết ý, lặng lẽ nhận món hàng hỏng của mình mà không dám đôi co lời nào nữa. Bởi, nếu ở lại đôi co với chúng, không những không đổi được hàng mà thậm chí no đòn.
Bên cạnh những chiêu tráo hàng, đổi hàng, giới chủ còn là những bậc thầy làm giá để "bắt chẹt" các tiểu thương. Khi một mặt hàng vì lí do nào đó bị chậm hay được nhập về với số lượng ít, ngay lập tức giá cả sẽ được đẩy lên ngất ngưởng. Một thùng nho 10 kg giá ngày thường là 400 nghìn đồng, nhưng chủ hàng có thể hét giá lên gấp đôi và thậm chí hơn nữa. Nhưng vì số lượng ít nên các tiểu thương dù biết bị làm giá, vẫn cắn răng mua vào.
Một người mua cho biết: "Mỗi khi thấy "cháy" mặt hàng nào là biết ngay. Giá cứ đội lên ầm ầm. Những người mua như chúng tôi méo hết cả mặt". Giới tiểu thương đối phó với chiêu này bằng cách hùn vốn, mua chung một mặt hàng, vừa để tránh không có hàng bán, vừa để không phải mua với giá cao.
Tất nhiên, để thuận lợi, các chủ hàng phải có trong tay đội ngũ bán thuê và tay thân cận có máu mặt. Những người này luôn sẵn sàng dằn mặt người mua khi cần thiết. Trước mỗi cửa hàng, luôn có khoảng ba hoặc bốn người. Thường người bán thuê là nữ và đều là những người có miệng lưỡi rất ghê gớm. Trong khi đó, người đàn ông có nhiệm vụ chuyển hàng sẽ kiêm luôn công việc bảo kê. Những người này ngoài việc bán hàng, còn là người trực tiếp tạo ra "quyền lực ngầm" cho giới chủ nơi đây.
Theo nhận xét của những người mua hàng, đa phần những tiểu thương sợ những người này hơn sợ những ông chủ. Bởi lẽ, những ông chủ lớn rất ít khi ra mặt. Mọi việc sẽ thông qua những người bán thuê này. Làm vậy, các chủ hàng vừa không mất công sức, vừa đỡ rắc rối, nếu có chuyện gì xảy ra.
Cũng chính nhờ khả năng tạo áp lực, cộng với những "luật đen" rất đáng sợ mà mỗi chủ hàng đều có những mối đổ hàng thân cận và "ngoan ngoãn". Nếu một mối quen không chịu nhập hàng của họ nữa thì mối mua này coi như bỏ nghề sớm. Bởi lẽ, vì nể nhau mà các chủ hàng lớn cũng sẽ không đổ hàng cho một tiểu thương, nếu tiểu thương đó nằm trong danh sách "cạch mặt" của chủ hàng cũ. Do đó, tiểu thương dù biết bị làm giá và "bắt chẹt" đủ kiểu nhưng họ cũng ít khi bỏ mối hàng quen của mình.
Một bảo vệ đứng trông hàng
Trăm dâu đổ đầu... người mua
Cuộc chiến trong giới buôn bán mới nghe tưởng là chuyện nội bộ. Thế nhưng, tất cả những hậu quả của nó, không ai khác chính người tiêu dùng phải chịu. Bởi thế mới nói, tiểu thương khổ một, người tiêu dùng khổ mười. Những chiêu trò ép giá, làm giá, tráo hàng như đã nói ở trên kia là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá cả lên cao. Chủ hàng móc túi tiểu thương, tiểu thương móc túi người tiêu dùng. Giá vì thế cứ vọt lên không ngừng so với giá trị thật của mặt hàng. Người tiêu dùng phải mua với giá đắt nhưng tiền nào không hề đi với... của ấy.
Theo khảo sát của PV, mặt hàng hoa quả ở chợ Long Biên cực kì phong phú và gần như không thiếu loại nào. Giá cả cũng rất rẻ. Nếu tính giá đổ cho các tiểu thương và giá đến tay người tiêu dùng, có mặt hàng vượt lên gần gấp đôi. Chẳng hạn, Táo Trung Quốc loại II có giá bán là 25 nghìn đồng/kg nhưng khi bán cho người tiêu dùng, giá lên tới 40 nghìn đồng/kg. Hay như nho bán tại chợ là 40 nghìn đồng/kg nhưng khi đến tay người dùng sẽ lên tới 80-100 nghìn đồng/kg. Nếu trừ hết chi phí, người bán vẫn có lãi rất nhiều.
Một tiểu thương tiết lộ, nếu một mặt hàng bị làm giá thì người hưởng lợi nhất chính là chủ hàng. "Một cân nho bị làm giá lên tới 80 nghìn đồng thì chúng tôi chỉ dám bán ra là 100 nghìn đồng. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, mặt hàng này ít người mua và lãi không cao. Những mặt hàng có giá trung bình như táo, na, quýt... bán có lãi nhất, vì giá bán cho người tiêu dùng không quá đắt, trong khi giá nhập vào cũng không quá cao".
Trong khi giới chủ buôn tìm mọi cách để kiếm tiền từ những trò lừa gạt tiểu thương, đến lượt tiểu thương tìm mọi cách lừa gạt người tiêu dùng. Những người bán hàng ở một địa điểm cố định thì còn phải "e dè" khách quen. Những người bán hàng rong, không cố định tại một địa điểm nào thì không cần kiêng nể gì hết.
Để bù đắp lại khoản thiệt hại do bị mua đắt, nhiều người bán hàng rong nhập hàng loại III về, sau đó bán giá loại II, thậm chí loại I cho khách hàng. Nếu mua hàng ở các quán rong, người mua thường được người bán cho nếm những hàng loại I nhưng khi bán cho khách, bao giờ người bán cũng đưa vào những hàng loại III, hàng kém chất lượng, chưa kể hàng thối, hàng hỏng rất nhiều. Bằng những chiêu thức như thế, rất nhiều người mua đã bị mắc lừa. Cuối cùng, người tiêu dùng vừa mất tiền, vừa không được sử dụng hàng đảm bảo chất lượng.
Như vậy, không chỉ giới chủ buôn mà ngay những tiểu thương cũng giở trò "ma cô" đối với khách hàng của mình. Cả hai giới này sẵn sàng biến người tiêu dùng thành "con mồi" để tha hồ "chặt chém". Người dân ở giữa không những không được hưởng lợi về giá cả, mà còn bị biến thành "nạn nhân" cho những trò làm giá gian xảo của giới chủ buôn và tiểu thương.
Tráo thương hiệu để "qua mặt" người tiêu dùng
Một chiêu cũng hay được người bán sử dụng là đánh tráo thương hiệu giữa hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc. Thông thường, hàng Tàu được bán rẻ hơn so với hàng Việt Nam và chất lượng cũng "nguy hiểm" hơn. Người bán hàng sẽ nhập hàng Trung Quốc về, sau đó gán cho nó mác "hàng Việt Nam chất lượng cao" để trấn an người tiêu dùng. Giá bán vì thế cũng được đẩy cao hơn hẳn so với giá gốc ban đầu. Vậy là, người tiêu dùng lại một lần nữa mất tiền oan, thậm chí còn "tiền mất tật mang ".
Chủ hàng mỗi lần nhập hàng với số lượng rất lớn. Số hàng đó sẽ được phân loại theo chất lượng và sẽ bán với giá khác nhau. Thế nhưng, hầu hết các mặt hàng ở đây đều được xuất nguyên thùng. Khi nào ngã giá với nhau xong, người mua mới được phép mở thùng. Lợi dụng thông lệ này, giới chủ đã tráo hàng và bán cho tiểu thương những sản phẩm chất lượng thấp nhưng với giá rất cao.
Đội ngũ bán thuê ở một cửa hàng
Một tiểu thương cho biết: "Có lần, tôi mua một thùng táo loại ngon với giá 800 nghìn đồng/thùng. Thế nhưng, khi thỏa thuận xong, kiểm tra thấy toàn táo loại hai, quả bé, mã lại xấu nên tôi có trao đổi lại. Không những không được đổi hàng lại mà bị ăn chửi thậm tệ".
Tiểu thương này còn cho biết thêm, nếu gặp những người mua "dễ bắt nạt", chủ buôn sẵn sàng tráo hàng loại I xuống hàng loại III mà người mua không dám đôi co gì. Những người đổ hàng quen như chị còn được giới chủ hàng "nể nang" chút ít.
Trong quá trình tìm hiểu thông tin viết bài, PV đã có dịp chứng kiến cảnh một tiểu thương khá lớn tuổi, mếu máo xưng em với một tay bán thuê đáng tuổi con mình để mong đổi lại món hàng hỏng. Thùng hàng được đóng kín mít nên khó quan sát. Chúng tôi chỉ nghe thấy những lời tha thiết: "Anh thông cảm cho bọn em, hàng thế này không thể bán được. Anh cho bọn em xin lại tiền".
Trước những lời khẩn khoản như vậy, tay bán thuê không nói một lời, nhìn chăm chú vào người đàn bà bằng ánh mắt hằn học. Một lúc sau, tay này lại oang oang rao hàng như chưa có chuyện gì xảy ra. Người đàn bà như biết ý, lặng lẽ nhận món hàng hỏng của mình mà không dám đôi co lời nào nữa. Bởi, nếu ở lại đôi co với chúng, không những không đổi được hàng mà thậm chí no đòn.
Bên cạnh những chiêu tráo hàng, đổi hàng, giới chủ còn là những bậc thầy làm giá để "bắt chẹt" các tiểu thương. Khi một mặt hàng vì lí do nào đó bị chậm hay được nhập về với số lượng ít, ngay lập tức giá cả sẽ được đẩy lên ngất ngưởng. Một thùng nho 10 kg giá ngày thường là 400 nghìn đồng, nhưng chủ hàng có thể hét giá lên gấp đôi và thậm chí hơn nữa. Nhưng vì số lượng ít nên các tiểu thương dù biết bị làm giá, vẫn cắn răng mua vào.
Một người mua cho biết: "Mỗi khi thấy "cháy" mặt hàng nào là biết ngay. Giá cứ đội lên ầm ầm. Những người mua như chúng tôi méo hết cả mặt". Giới tiểu thương đối phó với chiêu này bằng cách hùn vốn, mua chung một mặt hàng, vừa để tránh không có hàng bán, vừa để không phải mua với giá cao.
Tất nhiên, để thuận lợi, các chủ hàng phải có trong tay đội ngũ bán thuê và tay thân cận có máu mặt. Những người này luôn sẵn sàng dằn mặt người mua khi cần thiết. Trước mỗi cửa hàng, luôn có khoảng ba hoặc bốn người. Thường người bán thuê là nữ và đều là những người có miệng lưỡi rất ghê gớm. Trong khi đó, người đàn ông có nhiệm vụ chuyển hàng sẽ kiêm luôn công việc bảo kê. Những người này ngoài việc bán hàng, còn là người trực tiếp tạo ra "quyền lực ngầm" cho giới chủ nơi đây.
Theo nhận xét của những người mua hàng, đa phần những tiểu thương sợ những người này hơn sợ những ông chủ. Bởi lẽ, những ông chủ lớn rất ít khi ra mặt. Mọi việc sẽ thông qua những người bán thuê này. Làm vậy, các chủ hàng vừa không mất công sức, vừa đỡ rắc rối, nếu có chuyện gì xảy ra.
Cũng chính nhờ khả năng tạo áp lực, cộng với những "luật đen" rất đáng sợ mà mỗi chủ hàng đều có những mối đổ hàng thân cận và "ngoan ngoãn". Nếu một mối quen không chịu nhập hàng của họ nữa thì mối mua này coi như bỏ nghề sớm. Bởi lẽ, vì nể nhau mà các chủ hàng lớn cũng sẽ không đổ hàng cho một tiểu thương, nếu tiểu thương đó nằm trong danh sách "cạch mặt" của chủ hàng cũ. Do đó, tiểu thương dù biết bị làm giá và "bắt chẹt" đủ kiểu nhưng họ cũng ít khi bỏ mối hàng quen của mình.
Một bảo vệ đứng trông hàng
Trăm dâu đổ đầu... người mua
Cuộc chiến trong giới buôn bán mới nghe tưởng là chuyện nội bộ. Thế nhưng, tất cả những hậu quả của nó, không ai khác chính người tiêu dùng phải chịu. Bởi thế mới nói, tiểu thương khổ một, người tiêu dùng khổ mười. Những chiêu trò ép giá, làm giá, tráo hàng như đã nói ở trên kia là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá cả lên cao. Chủ hàng móc túi tiểu thương, tiểu thương móc túi người tiêu dùng. Giá vì thế cứ vọt lên không ngừng so với giá trị thật của mặt hàng. Người tiêu dùng phải mua với giá đắt nhưng tiền nào không hề đi với... của ấy.
Theo khảo sát của PV, mặt hàng hoa quả ở chợ Long Biên cực kì phong phú và gần như không thiếu loại nào. Giá cả cũng rất rẻ. Nếu tính giá đổ cho các tiểu thương và giá đến tay người tiêu dùng, có mặt hàng vượt lên gần gấp đôi. Chẳng hạn, Táo Trung Quốc loại II có giá bán là 25 nghìn đồng/kg nhưng khi bán cho người tiêu dùng, giá lên tới 40 nghìn đồng/kg. Hay như nho bán tại chợ là 40 nghìn đồng/kg nhưng khi đến tay người dùng sẽ lên tới 80-100 nghìn đồng/kg. Nếu trừ hết chi phí, người bán vẫn có lãi rất nhiều.
Một tiểu thương tiết lộ, nếu một mặt hàng bị làm giá thì người hưởng lợi nhất chính là chủ hàng. "Một cân nho bị làm giá lên tới 80 nghìn đồng thì chúng tôi chỉ dám bán ra là 100 nghìn đồng. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, mặt hàng này ít người mua và lãi không cao. Những mặt hàng có giá trung bình như táo, na, quýt... bán có lãi nhất, vì giá bán cho người tiêu dùng không quá đắt, trong khi giá nhập vào cũng không quá cao".
Trong khi giới chủ buôn tìm mọi cách để kiếm tiền từ những trò lừa gạt tiểu thương, đến lượt tiểu thương tìm mọi cách lừa gạt người tiêu dùng. Những người bán hàng ở một địa điểm cố định thì còn phải "e dè" khách quen. Những người bán hàng rong, không cố định tại một địa điểm nào thì không cần kiêng nể gì hết.
Để bù đắp lại khoản thiệt hại do bị mua đắt, nhiều người bán hàng rong nhập hàng loại III về, sau đó bán giá loại II, thậm chí loại I cho khách hàng. Nếu mua hàng ở các quán rong, người mua thường được người bán cho nếm những hàng loại I nhưng khi bán cho khách, bao giờ người bán cũng đưa vào những hàng loại III, hàng kém chất lượng, chưa kể hàng thối, hàng hỏng rất nhiều. Bằng những chiêu thức như thế, rất nhiều người mua đã bị mắc lừa. Cuối cùng, người tiêu dùng vừa mất tiền, vừa không được sử dụng hàng đảm bảo chất lượng.
Như vậy, không chỉ giới chủ buôn mà ngay những tiểu thương cũng giở trò "ma cô" đối với khách hàng của mình. Cả hai giới này sẵn sàng biến người tiêu dùng thành "con mồi" để tha hồ "chặt chém". Người dân ở giữa không những không được hưởng lợi về giá cả, mà còn bị biến thành "nạn nhân" cho những trò làm giá gian xảo của giới chủ buôn và tiểu thương.
Tráo thương hiệu để "qua mặt" người tiêu dùng
Một chiêu cũng hay được người bán sử dụng là đánh tráo thương hiệu giữa hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc. Thông thường, hàng Tàu được bán rẻ hơn so với hàng Việt Nam và chất lượng cũng "nguy hiểm" hơn. Người bán hàng sẽ nhập hàng Trung Quốc về, sau đó gán cho nó mác "hàng Việt Nam chất lượng cao" để trấn an người tiêu dùng. Giá bán vì thế cũng được đẩy cao hơn hẳn so với giá gốc ban đầu. Vậy là, người tiêu dùng lại một lần nữa mất tiền oan, thậm chí còn "tiền mất tật mang ".