Phút hoảng loạn khi thấy bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác của người hộ lý

Hương Thu,
Chia sẻ

Lúc 6 giờ sáng, bà Hà mở cửa ra thì thì hai chiếc bịch nilon để ở thùng rác. Khoảng nửa tiếng sau, bà hoảng hồn khi chiếc bịch đụng đậy và phát hiện cánh tay bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác giơ ra bên ngoài.

Chiều 13/5, bác sỹ Huỳnh Bé Em – Giám đốc Phòng khám đa khoa Bà Điểm, Hóc Môn (TP.HCM), cho biết vừa cứu sống một bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác. Người phát hiện là bà Võ Thị Hà (53 tuổi), đang làm hộ lý và tạp vụ tại phòng khám.

Phút hoảng loạn khi thấy em bé trong thùng rác của người hộ lý
Chị Võ Thị Hà kể lại giây phút phát hiện bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác

Ngồi bên cạnh em bé sơ sinh bị bỏ rơi nét mặt hồng hào, đang say sưa ngủ, bà Hà kể lại giây phút mình phát hiện em bé trong thùng rác. Như thường ngày, bà dậy từ 4 giờ sáng để thu dọn, nấu nướng. Đến 6 giờ, người phụ nữ này mở cửa ra quét hiên thì thấy trong chiếc thùng rác có hai bọc nilon to. Một bọc màu xanh dựng nhiều quần áo cả người lớn, trẻ em. Một bọc màu đen, có trùm lên chiếc áo khoác màu đỏ.

Bà Hà nghĩ là hai bịch đựng rác nên không để ý. Đến khoảng 6h30, một người đàn ông ở cạnh phòng khám nói với bà về chiếc bọc màu đen động đậy. “Ông ấy nghi là trẻ sơ sinh trong ấy. Khi tôi lại gần, bỏ chiếc áo khoác ra thì hoảng hồn với thấy một cánh tay bé xíu lòi ra”, bà Hà nhớ lại.

Phút hoảng loạn khi thấy em bé trong thùng rác của người hộ lý
Có người xin ở lại bệnh viện chăm sóc bé và bày tỏ nguyện vọng được nuôi nấng em

Sau phút hoảng loạn, bà Hà mở túi nilon ra thì em bé khóc to. Đó là một bé trai sơ sinh đang trần truồng, trên người vẫn dính máu, còn nguyên dây rốn. Cơ thể bé nhợt nhạt, mắt bị muỗi chích sưng lên, hai cánh tay tím tái. Ban giám đốc phòng khám cấp tốc chỉ đạo nữ hộ lý, bác sỹ chuyên khoa đã có mặt kịp thời làm ấm cơ thể bé, dây rốn được cắt bỏ, dùng các biện pháp chuyên môn đảm bảo trong khả năng có thể để cứu sống bé.

“Tôi ẵm bé và gọi cho các y tá trong phòng khám để cứu giúp đứa trẻ. Sau khi sơ cứu thì bé đã trở lên khỏe khoắn hơn. Mọi người giao cho tôi bế đứa trẻ lên trạm xá chích ngừa. Lúc ẵm bé, tôi khá lo sợ vì không biết có xảy ra chuyện gì với đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi này không”, bà Hà kể lại.

Sau khi chích ngừa, bà cũng đã xin một số người phụ nữ đang nuôi con nhỏ ở trạm xá cho bé bú sữa. Khoảng 1 giờ sau, sức khỏe bé dần hồi phục, miệng mấp máy đòi bú sữa, thân nhiệt ổn định, không sốt và cũng không hạ nhiệt. Bé trai nặng 2,9 và được giao lại cho các nhân viên ở phòng khám đa khoa săn sóc.

Phút hoảng loạn khi thấy em bé trong thùng rác của người hộ lý

Phút hoảng loạn khi thấy em bé trong thùng rác của người hộ lý
Bé trai bị bỏ rơi, sau một ngày đã khỏe khoắn, được mọi người đặt tên Thiện Phước

Nhiều người xin nhận nuôi

Bác sĩ Huỳnh Bé Em – Giám đốc Phòng khám đa khoa Bà Điểm cho biết: “Nếu phát hiện bé chậm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ thì khả năng sống sót rất thấp.  Hoặc có thể những người đổ rác không biết mang vứt đi thì cơ hội sống của bé không còn”.

Vụ việc được phòng khám báo đến cơ quan địa phương để tiếp nhận lập hồ sơ ban đầu. Sau đó, em bé đã được đưa về lại phòng khám, tiếp tục chăm sóc và chờ hướng giải quyết từ chính quyền.

Tuy nhiên, từ khi phát hiện em bé đến sáng ngày hôm nay, phòng khám đã nhận được khoảng 15 lời yêu cầu muốn nhận nuôi em bé bị bỏ rơi. “Có người liên hệ trực tiếp với tôi, tha thiết muốn nhận bé về chăm sóc. Có người còn đến thẳng bệnh viện và ở lại cùng chăm sóc em bé, với nguyện vọng muốn nuôi nấng”, bà Hà cho biết.

Phút hoảng loạn khi thấy em bé trong thùng rác của người hộ lý
Chị Hà làm hộ lý và tạp vụ tại phòng khám từ 4 năm nay.

Em bé được mọi người đặt tên là Thiện Phước. Bà Hà giải thích: “Mọi người nghĩ bé không may khi bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng. Nhưng trong cái rủi cũng có điều may là bé được cứu sớm. Vậy cũng là điều phước đức nên mới đặt tên như vậy”.

Thiện Phước hiện được nhân viên phòng khám chăn sóc chu đáo. Các y tá, bác sĩ đều rất cưng và mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến với em. “Tôi cũng muốn nuôi lắm nhưng đến chỗ ở cũng phải ở lại phòng khám thì không có điều kiện nuôi nấng. Hy vọng đứa trẻ sẽ tìm được những người thật sự thương yêu và đảm bảo những điều kiện sống tốt nhất cho cháu”, bà tâm sự.


Chia sẻ