Phụ nữ thức dậy ăn một tép tỏi, kiên trì 7 ngày cơ thể nhận được 4 lợi ích: Đẹp da, chống ung thư, 75 tuổi không sợ bệnh mạch máu
Buổi sáng, khi bụng còn rỗng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói. Tuy nhiên, khi ăn tỏi vào buổi sáng cũng cần nhớ nhiều lưu ý quan trọng.
Thực phẩm đầu tiên trong ngày mà chúng ta nạp vào cơ thể có vai trò rất lớn đến sức khỏe trong cả ngày dài. Bởi buổi sáng là lúc mọi cơ quan đều đói và cần được nạp năng lượng, thực phẩm sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu thụ nhanh và mạnh nhất.
Theo tờ Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng và một số bệnh nghiêm trọng mới chớm. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Buổi sáng, khi bụng còn rỗng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Đương nhiên, điều này nên được thực hiện sau khi bạn đã uống một cốc nước lọc.
7 ngày ăn tỏi lúc bụng đói, cơ thể nhận được những lợi ích nào?
1. Sẽ thấy xương chắc khỏe hơn
Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, nếu mỗi ngày sử dụng một lượng tỏi khô 2g sẽ làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen. Điều này góp phần giúp cho xương chắc khỏe hơn, giảm đau nhức. Ngoài ra, thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng tốt đối với viêm xương khớp.
2. Mạch máu sẽ khỏe hơn
Người Trung Quốc ví mạch máu là "cội nguồn của tuổi thọ" và tỏi chính là "vua bảo vệ mạch máu, nếu ăn tỏi đều đặn thì tuổi 75 cũng không sợ bệnh".
Thói quen ăn tỏi sống đều đặn mỗi sáng có thể giúp thúc đẩy nhu động của mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, có tác dụng thanh lọc máu rất tốt, bài tiết độc tố trong máu, từ đó giúp mạch máu khỏe hơn. Có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Đồng thời, tỏi cũng sẽ giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
3. Phòng chống được bệnh ung thư
Các nhà khoa học đến từ Đại học Buffalo (UB) của Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, cho thấy những người thường xuyên ăn tỏi có dấu hiệu giảm nguy cơ ung thư vú đến 67%. Nguyên nhân được cho rằng, trong tỏi có chứa nhiều các hợp chất flavonols và sulfur hữu cơ có tác dụng chống ung thư vú ở người và động vật.
Trước nghiên cứu này, tỏi cũng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng, dạ dày và tuyến tiền liệt.
4. Giúp làn da đẹp hơn trông thấy
Theo Healthline, da khô và ngứa thường gặp vào mùa đông. Một cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da là ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói. Ăn tỏi mỗi ngày vào buổi sáng để có làn da sáng mịn.
Tỏi sẽ có tác dụng tuyệt vời hơn cho làn da nếu được kết hợp cùng mật ong. Hơn nữa hỗn hợp tỏi mật ong còn có nhiều tác dụng trong việc giảm cân. Trong khi tỏi giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất thì mật ong có khả năng kiềm chế cơn đói, từ đó giúp giảm cân một cách hiệu quả.
Lưu ý:
Bệnh nhân dạ dày, tiêu chảy, bị dị ứng với tỏi, phụ nữ mang thai, huyết áp thấp, mắc bệnh về mắt... thì không nên ăn tỏi sống.
Tỏi là một thực phẩm gây cay nóng, có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Nhưng đối với người đang bị bệnh nặng thì không nên ăn dù đã nấu chín vì có thể xảy ra tác dụng phụ. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Buổi sáng chỉ nên ăn tối đa 1 tép tỏi không nên ăn nhiều hơn. Có thể ăn tỏi kèm trong bữa sáng để tránh hại dạ dày.
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.