Phụ nữ Nhật: Chúng tôi còn bận làm việc, đành phá thai thôi!
Phụ nữ mang thai tại Nhật đang rất tức giận vì cách họ bị đối xử trong môi trường công sở.
Đó là những lời tuyên bố đầy mạnh mẽ và quyết tâm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong hội nghị “HỘI PHỤ NỮ THẾ GIỚI tại Tokyo” (WAW) diễn ra vào ngày 28-29/08 vừa qua.
Trước những nhà lãnh đạo nữ cấp cao và nữ doanh nhân thành đạt, thủ tướng Nhật hứa sẽ giúp phụ nữ tại quốc gia này “tỏa sáng” trong môi trường công sở như một cách để thúc đẩy tài năng và kinh tế nước Nhật. Nhờ có hội nghị được tổ chức, mà quốc hội nước này đã thông qua một đạo luật đã được chờ đợi từ lâu, kêu gọi các công ty khuyến khích tài năng của các nữ nhân viên.
Nhưng có vẻ như tầm nhìn lớn lao như vậy đang nằm ngoài tai phần lớn những phụ nữ lao động tại Nhật Bản.
Sayaka Osakabe, nhà sáng lập một tổ chức phi lợi nhuận với tên gọi Matahara Net, chuyên vận động quyền cho phụ nữ mang thai trong môi trưởng công sở, cho rằng trước khi để phụ nữ “tỏa sáng” thì hãy giúp họ không bị quấy rối khi làm việc. Về cơ bản, tổ chức Matahara hoạt động bất hợp pháp tại Nhật nhưng ở đây có rất nhiều tổ chức kiểu này.
Đã có những bằng chứng cho thấy chính những người quản lý đã thúc giục các nữ nhân viên đang mang thai đi phá thai. Một phụ nữ từng phải bỏ dở sự nghiệp đáng mơ ước tại một ngân hàng lớn cùng với bạn trai của cô, người cùng làm việc ở bộ phận khác để về làm cho Matahara Net. Cô nói rằng sau khi cô mang thai, một người quản lý nói với cô rằng anh ta sẽ “đè bẹp” sự nghiệp của cả cô và người bạn trai cô nếu cô có em bé. Và vào năm 2011, cô đã nghe lời và đi phá thai.
Hơn nữa, chính Osakabe cũng đã phải chịu đựng hai lần sẩy thai. Căng thẳng do đối xử bất công tại nơi làm việc là một trong những nguyên nhân khiến cô sẩy thai. Những người phụ nữ khác còn phải xin lỗi trước mặt đồng nghiệp vì mình mang thai. Còn những người phụ nữ làm việc với hợp đồng ngắn hạn còn dễ dàng bị cho thôi việc nếu nghỉ thai sản. Theo Rengo, liên minh công đoàn lớn nhất tại Nhật Bản cho biết, có tới 1/5 các bà mẹ trẻ bị quấy rối trong khi làm việc.
Một phần của vấn đề nằm ở chính văn hóa của nước Nhật: “cuồng làm việc” – nhân viên văn phòng buộc phải ở lại muộn ngay cả khi họ không có việc để làm. Ngoài ra, kể từ lúc các công ty hiếm khi thuê thêm nhân lực thay thế cho phụ nữ nghỉ thai sản, các đồng nghiệp buộc phải gánh thêm phần việc của họ. Và vì thế mà cứ 2 đồng nghiệp nữ thì có 1 đồng nghiệp nam buông lời chỉ trích tệ hại về những người phụ nữ mang thai. Đó cũng là lý do vì sao mà cứ 7 trên 10 người phụ nữ bỏ việc khi có đứa con đầu lòng.
Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều nghĩ đó là vấn đề gì nghiêm trọng. Ayako Sono, một người phụ nữ khá bảo thủ thuộc hội đồng chính phủ về giáo dục, gọi Matahara là một tổ chức “hèn hạ” khi phản ứng thái quá với những bất mãn của một bộ phận nhỏ trong xã hội.
Tuy nhiên, chính Chính phủ Nhật Bản cũng không thể làm lơ những quấy rầy mà phụ nữ phải nếm trải khi làm việc, vì đó cũng là nguyên nhân góp phần vào sự suy giảm không ngừng của dân số Nhật Bản. Những phụ nữ này thường khó có thể cân bằng cuộc sống và công việc của một bà nội trợ sau này.
Năm ngoái, Tòa án tối cáo đã ra phán quyết có lợi cho một bác sỹ do cô này bị giáng chức sau khi có thai. Phán quyết này, cùng những vận động cho quyền nữ giới của ông Abe, đã khuyến khích nhiều người phụ nữ nói ra những bất mãn của mình. Và họ cũng dần tin tưởng vào một tương lai được đối xử tốt hơn.