Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng

TH,
Chia sẻ

Người Nhật tin rằng đây chính là bí quyết dưỡng sinh vào cuối thu, đầu đông. Không những thế, phụ nữ Nhật Bản đặc biệt thích thú vì giúp dưỡng da trắng mịn, mướt mát.

Ăn cơm độn củ niễng - Thói quen được người Nhật ưa chuộng để dưỡng ẩm, làm trắng da

Người Nhật nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ, tinh tế, gói trọn sức khỏe và giá trị làm đẹp cho phụ nữ. Trong món cơm của người Nhật cũng vậy. Không giống người Việt, người Nhật khi nấu cơm thường trộn thêm một số thứ nấu cùng để món cơm gia tăng dinh dưỡng cũng như phát huy vai trò dưỡng sinh, làm đẹp da, giữ dáng. Mùa nào thức nấy, họ khéo léo cho thêm vào để nấu cơm, giúp món cơm thêm tròn vị hấp dẫn như cơm hạt dẻ, cơm măng, cơm đỏ... 

Trong vô số các món cơm độn, người Nhật đặc biệt thích thú với cơm độn củ niễng - loại củ đang được bán đầy ở chợ Việt với giá rẻ bèo.

Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng - Ảnh 1.

Ăn cơm độn củ niễng là thói quen ăn uống được người Nhật ưa chuộng.

Ăn cơm độn củ niễng, người Nhật tin rằng đây chính là bí quyết dưỡng sinh vào cuối thu, đầu đông. Không những thế, phụ nữ Nhật Bản đặc biệt thích thú với món cơm độn củ niễng vì nó giúp họ dưỡng da trắng mịn, mướt mát. Vào mùa thu, đông, làn da thường bị khô hơn bình thường. Ăn cơm độn củ niễng là bí quyết giúp phụ nữ Nhật cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, dưỡng da trắng đẹp từ gốc rễ.

Nhưng công dụng của củ niễng không chỉ dừng lại ở đó. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cây niễng còn gọi là cô mễ, giao cẩu, lúa miêu, củ niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizamia latifolia Turcz (Xizamia aquatica L., Zizania dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseh., Limnochloa caduciflora Turcz. Cây niễng thuộc họ Lúa Poarceae (Gramineae), cho vị thuốc là giao bạch tử - chính là quả cây niễng phơi hay sấy khô.

"Trong Đông y, củ niễng hay giao bạch tử có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng chữa khát, tiêu phiền điều dạ dày và ruột, thông sữa thúc sữa. Củ niễng thường được dùng để chứa sốt và lỵ, mỗi ngày 4-6g, dưới dạng thuốc sắc", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.

Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng - Ảnh 3.

Thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao.

Không chỉ có mùi vị dễ chịu, hương vị thơm ngon, củ niễng còn chứa nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe như protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm; các khoáng chất đồng, magne, kẽm, selen, canxi, sắt, photpho, kali, natri; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, folacin, pantothenic axit, carotene, niacin.

Ăn củ niễng như thế nào để dưỡng da, làm thuốc chữa bệnh?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, củ niễng đang vào mùa nên rất tươi ngon, sạch sẽ, do đó nên tận dụng để làm thức ăn dưỡng nhan cho chị em phụ nữ, đồng thời làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ niễng mà chúng ta nên tận dụng là:

Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng - Ảnh 4.

Củ niễng đang vào mùa nên rất tươi ngon, sạch sẽ, do đó nên tận dụng để làm thức ăn dưỡng nhan cho chị em phụ nữ, đồng thời làm thuốc chữa bệnh.

- Dưỡng sinh, dưỡng da trắng mịn, cấp ẩm da: Nấu cơm cho thêm củ niễng vào nấu cùng hoặc nấu cháo củ niễng. Chú ý nên thái nhỏ củ niễng trước khi nấu để món cơm, cháo củ niễng nhừ tơi, ngon miệng hơn.

- Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tốt cho người bị viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt: Ăn củ niễng xào thịt. Cụ thể, món ăn được làm như sau: Củ niễng 200g, thịt lợn nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi, muối, tỏi, hành, mì chính. Hành, gừng rửa sạch thái nhỏ, rửa sạch tỏi bóc vỏ thái miếng. Rửa sạch củ niễng, thái miếng; cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái miếng, cho vào nước sôi chần một lúc. Sau khi rửa sạch thịt nạc, lọc hết gân, thái miếng. Cho dầu vào nồi đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt nạc và củ niễng, cà rốt vào xào cùng, sau khi xào chín, nêm muối, mì chính trộn đều là được.

Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng - Ảnh 5.

Người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy hoặc người dương suy hoạt tinh không nên ăn củ niễng.

- Hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường: Nấu cháo củ niễng, thịt lợn băm với gạo tẻ, nấm hương. Củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm với dầu vừng rồi xúc ra bát. Gạo tẻ vo sạch đổ nước vào nấu cháo, khi cháo nhừ đổ bát thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều, đun sôi là được.

- Bệnh nhân tăng huyết áp: Củ niễng bóc bẹ gọt vỏ, luộc chín vớt ra để ráo, trứng gà đánh nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng gắp ra đĩa. Củ niễng thái chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng trộn đều là ăn được.

Lưu ý: Không ăn củ niễng với mật ong. Người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy hoặc người dương suy hoạt tinh cũng không nên ăn loại củ này.

Phụ nữ Nhật Bản khi nấu cơm thường cho thêm thứ này để trẻ hóa da, chợ Việt đang bán rất nhiều với giá rẻ bèo nhưng chị em chưa biết cách tận dụng - Ảnh 6.