Phòng bệnh cho trẻ khi chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ mũi
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất cho trẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trẻ có thể không được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vậy, trong trường hợp này, cha mẹ phòng bệnh cho con bằng cách nào?
Để hiểu rõ hơn về cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa đông này, nhất là với những trường hợp chưa tiêm hoặc không tiêm đủ vắc-xin, chúng tôi đã có một số trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh nhàn.
Thưa bác sĩ nếu như trẻ không tiêm vắc-xin thì nên phòng bệnh cho trẻ như thế nào?
BS. Hiền: Vì những lý do gì đó, nếu trẻ không tiêm được vắc-xin thì chúng ta nên phòng bệnh cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, cho trẻ hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh, giữ vệ sinh răng miệng, thân thể cho bé sạch sẽ...
Hiện nay nhiều mẹ không tiêm được mũi 5 hoặc 6 in 1 thì chúng ta nên phòng bệnh như thế nào?
BS. Hiền: Vắc-xin 5 hoặc 6 trong 1 phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm não do Hib, bại liêt. Nếu trẻ không tiêm mắc bệnh rất cao vì vậy chúng ta hãy cho trẻ đi tiêm phòng là tốt nhất. Tuy nhiên nếu trẻ chưa được tiêm phòng phòng bệnh cho trẻ bằng cách nhà cửa phải thoáng mát, thường xuyên mở cửa, cửa sổ.
Vệ sinh lau chùi hoặc khử khuẩn mỗi ngày những nơi thường có tiếp xúc với bàn tay.
Giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, súc miệng bằng nước muối hoặc.
Khi mắc bệnh với các biểu hiện như sốt , đau họng, nhức đầu dữ dội, buồn nôn - nôn, hoảng hốt hoặc lơ mơ, da xuất hiện ban màu tím cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
Thực hiện vệ sinh cá nhân và phòng lây bệnh cho mọi người xung quanh ở nhà cho đến khi hết bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh nếu cần phải mang khẩu trang.
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất cho trẻ. Ảnh minh họa
Những trẻ tiêm dở, tiêm không đủ mũi mà không tiêm nữa thì có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?
BS. Hiền: Một sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải là quên không tiêm nhắc lại cho con các mũi vắc xin có khoảng cách 1 năm, 5 năm. Bởi theo quan niệm của một số người các mũi cơ bản là quan trọng nhất còn các mũi nhắc lại có khoảng cách kéo dài không thực sự cần thiết, có cũng tốt mà không có cũng không sao.
Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ được tiêm các mũi cơ bản thì khả năng bảo vệ trẻ khỏi các bệnh sẽ chỉ giới hạn đến năm 4-16 tuổi. Còn khi tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin có khoảng cách 1 năm, 5 năm, giá trị bảo vệ, phòng ngừa bệnh tật của vắc-xin sẽ là suốt đời. Vậy chúng ta mên cho trẻ đi tiêm phòng là cách phòng bệnh tốt nhất.
Tiêm vắc-xin không đúng lịch chậm lại so với thời gian thì hiệu quả như thế nào thưa bác sĩ?
BS. Hiền: Chúng ta nên tiêm chủng cho trẻ theo đúng quy định của chương trình tiêm chủng quốc gia. Về nguyên tắc, tiêm đúng lịch là tối ưu nhất vì phát huy được tối đa hiệu quả của vắc-xin.
Có một số trường hợp trẻ bị ốm hay có vấn đề gì về sức khỏe mà chưa tiêm chủng được theo lịch. Sau đấy nếu trẻ khỏe lại chúng ta nên đưa trẻ đi tiêm bù.
Việc tiêm vắc-xin chậm một thời gian không ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh vẫn có hiệu quả nhất đinh. Nhưng nếu tiêm sớm và đầy đủ, đúng liều theo lịch thì sẽ phòng bệnh được sớm hơn. Nếu lỡ để muộn ngày cũng phải tiêm đủ liều để phòng bệnh cho trẻ.
Những bệnh nào trẻ thường mắc vào mùa đông thưa bác sĩ?
BS. Hiền: Mùa đông với không khí lạnh nên trẻ nhỏ rất hay mắc các bênh như cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản phổi, viêm da dị ứng, tiêu chảy, quai bị
Bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến cáo phòng chống bệnh trong thời tiết mùa đông?
BS. Hiền: Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ những thực phẩm có nhiều vitamin C, kẽm, đạm để ngăn ngừa cảm cúm, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Luôn giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, cần đảm bảo chế độ lưu thông không khí tốt.
Với trẻ nhỏ, đêm lạnh nên cho trẻ mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Không mặc nhiều, dày vì mồ hôi toát ra thấm ngược, gây ốm sốt. Tránh loại áo liền quần thít vào ngực khiến khó thở.
Nếu trẻ ốm sốt vẫn cần lau rửa, tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể hàng ngày sạch sẽ. Đồng thời tránh trẻ tiếp xúc nguồn bệnh.