Phổ Nghi 9 tuổi vẫn không bỏ được một thói quen xấu với bảo mẫu, đến cuối đời mới nói ra chân tướng
Phải đến khi Phổ Nghi viết cuốn sách "Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi" vào những năm cuối đời, ông mới thực sự nói ra nỗi khổ tâm của mình.
Vị Hoàng đế cuối cùng không được kính trọng
Trải nghiệm cuộc sống của vị Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh - Phổ Nghi có thể nói là gập ghềnh suốt từ lúc được sinh ra. Mới vừa chập chững biết đi, Phổ Nghi bị Từ Hi Thái hậu đưa vào cung. Phổ Nghi chưa kịp cảm nhận hơi ấm trong vòng tay mẹ thì hai mẹ con đã bị chia cắt không thương tiếc bởi những tranh chấp quyền lực.
Người xưa có câu rất hay: “Con có mẹ như là vàng, là bạc”. Nhưng Phổ Nghi, đứa trẻ rời xa mẹ từ nhỏ, vào cung cấm rộng lớn lạnh lẽo, cô đơn biết bao nhiêu!
Nếu muốn sống như cá gặp nước trong cung, đương nhiên phải có hậu thuẫn vững chắc, Phổ Nghi chính là người thiếu yếu tố này nhất. Song, người trong cung, từ phi tần cho đến thái giám, cung nữ đều nhìn ông bằng đôi mắt không phải dành cho Thiên tử, thậm chí còn giễu cợt, giở trò với ông.
Một đứa trẻ phải chịu đựng sự cô đơn như vậy thường có "trưởng thành" rất sớm. Phổ Nghi nhìn ra những chiêu trò mà người khác làm với mình, nhưng ông chỉ có thể chịu đựng, không đủ sức để phản kháng. Tuy mang tước vị Hoàng đế, nhưng trên thực tế, cuộc sống của ông còn không thoải mái bằng kẻ hầu người hạ.
Có lẽ vì sự tác động lâu dài của môi trường phát triển như vậy, Phổ Nghi dần hình thành một thói quen xấu mà người bình thường không thể hiểu được.
Thói quen khó hiểu của Phổ Nghi
Chúng ta đều biết, cách trưởng thành và ăn uống của hoàng thân quốc thích trong cung khác với người thường. Trẻ em trong gia đình người bình thường lớn lên nhờ sữa mẹ, nhưng các Hoàng đế có các bà vú đặc biệt phụ trách.
Phổ Nghi, người đã rời xa mẹ ruột từ nhỏ, cũng có một bà vú nuôi nấng ông. Phổ Nghi rất phụ thuộc, dựa dẫm vào bà.
Thông thường, trẻ được 2 tuổi đều cai sữa, sau đó nên ăn dặm từ từ. Nhưng Phổ Nghi, đến 9 tuổi, vẫn chưa thể cai sữa của bà vú.
Là một bảo mẫu hoàng cung, vì sự phát triển khỏe mạnh của Hoàng đế, cần phải tuân thủ một số quy định về chế độ ăn uống. Vào thời điểm đó, nhà Thanh đã quy định bà vú phải ăn một cái đùi heo mỗi ngày để tốt sữa cho Phổ Nghi dùng.
Ăn mãi một món đương nhiên rất ngán, nhưng bà vú cũng phải cắn răng chịu đựng. Hơn nữa việc một đứa trẻ lớn đến 9 tuổi mà vẫn đòi sữa mỗi ngày khiến bà rất ngại, dù bà và Hoàng đế vốn rất thân thiết.
Mỗi ngày trước mỗi bữa ăn, Phổ Nghi đều đòi sữa, ngay cả những lúc trước mặt cung nữ và thái giám hầu hạ bên cạnh.
Sự lập dị của Phổ Nghi đã trở thành chủ đề bàn tán hàng ngày của các cung nữ và thái giám trong cung. Nhưng dù người khác có chê cười thế nào, Phổ Nghi vẫn không bỏ được thói quen này.
Bà vú không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tránh né sự bối rối này. Bà may cho mình một chiếc áo choàng rất rộng, để mỗi khi Phổ Nghi đòi uống sữa trước bữa ăn, bà sẽ vén áo lên ôm Phổ Nghi vào lòng, như vậy mới tránh được sự dị nghị của người ngoài có mặt.
Thế nhưng Phổ Nghi càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào bà vú. Bởi mỗi lần chui vào chiếc áo choàng, ông cảm thấy ấm áp, đặc biệt là vào mùa đông.
Cảnh tượng này càng khiến đám cung nữ, thái giám nực cười hơn, thậm chí còn đến tai phi tần hậu cung. Họ cảm thấy thói quen của Phổ Nghi xúc phạm đến uy nghiêm của hoàng thất nên tìm cớ đuổi bà vú ra khỏi cung. Lúc này, Phổ Nghi buộc phải cai sữa.
Chân tướng của sự lập dị được tiết lộ trong hồi ký
Người trong cung chưa bao giờ kính trọng Hoàng đế Phổ Nghi, đương nhiên cũng không chủ động quan tâm vì sao Phổ Nghi lại có thói quen này.
Phải đến khi Phổ Nghi viết cuốn sách "Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi" vào những năm cuối đời, ông mới thực sự nói ra nỗi khổ tâm của mình.
Từ cuốn sách của ông, hậu nhân cuối cùng đã cảm nhận sâu sắc sự cô đơn trong trái tim Phổ Nghi. Ông nói rằng vì bản thân bị đưa đến giữa hoàng cung rộng lớn và chung sống với những người xa lạ từ nhỏ, ông chưa bao giờ cảm nhận được sự ấm áp từ người thân, vì vậy ông khát khao có sự chở che và yêu thương. Cuối cùng, ông chỉ có thể tìm kiếm điều này từ bà vú đồng hành với mình suốt bao năm.
Phải nói, bà vú như là cọng rơm cứu mạng duy nhất và là niềm an ủi tinh thần của Phổ Nghi. Bởi vì chỉ khi nằm trong vòng tay bà vú, Phổ Nghi mới cảm nhận được sự tồn tại ấm áp ngắn ngủi giữa người với người, bấu víu vào chỗ dựa duy nhất. Nhưng trong mắt người khác, đó là một thói quen xấu, một nỗi xấu hổ.
Vì vậy, ở một góc độ nào đó, Phổ Nghi thực sự là vị Hoàng đế đáng thương, đáng được thông cảm.
Nguồn: Sohu