Phố cổ muôn màu kiếm sống mùa Trung thu
Mỗi dịp Trung thu, nhiều người dân và du khách lại về khu phố cổ để mua sắm và trải nghiệm không khí lễ hội. Cùng với đó, những dịch vụ “ăn theo” Trung thu cũng nở rộ.
“Rầm rộ” nhất là dịch vụ gửi xe. Xung quanh khu vực Hồ Gươm và phố cổ, đặc biệt là các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Gai, Hàng Hành, Lương Văn Can..., các bãi xe tự phát thi nhau mọc như nấm sau mưa. Tuy nhiên, do lượng người đổ về khu vực này trong những ngày gần đây quá đông, đường phố lại nhỏ hẹp nên các bãi xe vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Vé giữ xe ở bãi tự phát cũng là vé “tự chế”
Anh Lê Thanh Chung (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh đã phải mất 20.000 đồng cho một lượt gửi xe ở bãi gần phố Hàng Lược. “Bần cùng lắm tôi mới phải gửi xe vào đây. Đi lòng vòng một lượt, chỗ nào cũng “chém” như nhau. Cũng hơi ghê ghê, nhỡ người ta làm mất cũng chẳng có gì làm bằng chứng.” – anh băn khoăn.
Những người dân phố cổ cũng tranh thủ trông xe để kiếm thêm
Những bãi tự phát ở khu vực phố Lò Rèn, Hàng Đồng, Bát Sứ, Tháp Bút… ở xa khu vực “phố Trung thu” có giá “mềm” hơn, khoảng 10.000 – 15.000 đồng/lượt nên cũng rất đông khách, và cũng rất kiêu.
Một số điểm trông giữ xe chuyên nghiệp cũng không chịu kém cạnh. Dù có vé của Chi Cục Thuế Hà Nội hẳn hoi, giá trông xe đêm được in rõ ràng 3.000 đồng, giá ban ngày 2.000 đồng nhưng ít nơi chịu tuân thủ.
Có mấy nơi lấy đúng giá niêm yết trên vé xe?
Tại điểm trông xe của một công ty trên tuyến phố Hàng Bút có giá niêm yết rõ ràng, nhưng nhân viên trông xe vẫn thu 10.000 đồng/lượt ban ngày và 20.000 đồng/lượt ban đêm. Chưa hết, họ còn hỏi kỹ xem khách gửi bao lâu, vì nếu chiếm chỗ hơn 3 tiếng, có thể sẽ tính thêm chi phí “phụ trội”.
Bãi xe “ken” chặt cả trăm xe một lúc
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết bãi gửi xe khu vực phố cổ đều rất đắt khách. Mỗi bãi có sức chứa từ 100 – 150 xe và gần như không có một khoảng trống nào rảnh rỗi quá 5 phút.
Nếu khéo làm ăn, một bãi gửi xe có thể kiếm cả chục triệu trong mùa Trung thu.
Không riêng gì các bãi gửi xe, đội ngũ bán quà vặt cũng đổ về các tuyến phố trung tâm để kiếm tiền. Từ sấu dầm, cóc dầm, phô mai que, ngô luộc cho đến nước mía, trà chanh… thậm chí cả bún đậu mắm tôm, trứng vịt lộn đều sẵn sàng phục vụ.
Khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi
Xoài dầm, sấu dầm là món ăn vặt được ưa thích
Chị Lê Thị Mai (Hưng Yên) bán xoài dầm cho biết, số lượng người đến chơi và mua sắm Trung thu năm nay rất đông, nên chị bán hàng cũng được hơn. “Không mất chi phí cho chỗ bán hàng, tôi cứ ngồi ngay ở lề đường thôi. Khi nào công an “lùa” thì lại đi. Hơi vất vả một chút nhưng vừa bán được hàng, được hưởng không khí vui vẻ của Trung thu.”
Một bãi gửi xe tự phát ở phố Hàng Lược
Chỉ với ít dây thừng và lòng đường, vỉa hè, một bãi trông xe tự phát đã được khai sinh”. Một số người dân sống tại phố cổ cũng tranh thủ lấn chiếm vỉa hè trước cửa để kinh doanh gửi xe. Hầu hết các bãi xe này đều chỉ có những chiếc vé xe tự chế, trên đó có ghi số thứ tự vé, số xe của khách và chữ ký của chủ trông mà không có dấu má gì. Vé giữ xe ở bãi tự phát cũng là vé “tự chế”
Những người dân phố cổ cũng tranh thủ trông xe để kiếm thêm
Một số điểm trông giữ xe chuyên nghiệp cũng không chịu kém cạnh. Dù có vé của Chi Cục Thuế Hà Nội hẳn hoi, giá trông xe đêm được in rõ ràng 3.000 đồng, giá ban ngày 2.000 đồng nhưng ít nơi chịu tuân thủ.
Có mấy nơi lấy đúng giá niêm yết trên vé xe?
Bãi xe “ken” chặt cả trăm xe một lúc
Nếu khéo làm ăn, một bãi gửi xe có thể kiếm cả chục triệu trong mùa Trung thu.
Không riêng gì các bãi gửi xe, đội ngũ bán quà vặt cũng đổ về các tuyến phố trung tâm để kiếm tiền. Từ sấu dầm, cóc dầm, phô mai que, ngô luộc cho đến nước mía, trà chanh… thậm chí cả bún đậu mắm tôm, trứng vịt lộn đều sẵn sàng phục vụ.
Các xe bán hàng ăn rong được mùa buôn bán
Bất chấp quy định cấm bán hàng rong ở phố cổ, “đội ngũ” này vẫn sống khỏe. Nơi tập trung đông nhất những người bán quà vặt vẫn là phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can.Khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi
Xoài dầm, sấu dầm là món ăn vặt được ưa thích
Các loại nước giải khát cũng sẵn sàng phục vụ
Bún đậu mắm tôm cũng chen vào phố Trung thu
Và cả các quầy phô mai que lưu động
Cùng với không khí náo nhiệt của dịp Trung thu, các dịch vụ ăn theo cũng nhộn nhịp không kém. Tuy có hiện tượng đội giá, nhưng nhiều “thượng đế” không mấy phiền lòng. Với tâm lý “mỗi năm chỉ có một dịp, trong khi mình đi chơi thì người ta phải phục vụ” nên các dịch vụ này vẫn có đất sống. Bún đậu mắm tôm cũng chen vào phố Trung thu
Và cả các quầy phô mai que lưu động