Phố cổ Hà Nội tưng bừng đón Trung thu
Từng góc phố Hà Nội rộn ràng và tưng bừng trong những ngày đón Trung thu.
Nhộn nhịp nhất Thủ đô những ngày này có lẽ là tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân… Nếu ban ngày, không gian phố rực rỡ sắc màu thì ban đêm, phố lại càng sinh động hơn với ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn lồng, âm thanh từ những đội lân – sư – rồng và dòng người nườm nượp đổ đến tham quan, mua sắm.
Bất kể ngày hay đêm, các tuyến phố cổ, nhất là phố Hàng Mã những ngày này luôn chật cứng người.
Ai cũng muốn đổ về phố cổ để thưởng thức không khí Tết trung thu cổ truyền.
Buổi tối, con phố này biến thành phố đi bộ nhưng vẫn không tránh nổi cảnh chen lấn, xô đẩy; còn ban ngày, xe cộ hầu như không thể lưu thông nổi.
Trong không khí tươi vui, nhộn nhịp của lễ hội, không ít người trẻ thích thú đến đây dạo chơi và tranh thủ lưu giữ những khoảnh khắc ấn tượng.
Các gia đình cũng đưa trẻ nhỏ đến tham quan, mua sắm.
Trung thu là Tết thiếu nhi, người cha, người mẹ nào cũng muốn cho con mình lên phố chơi.
Những sắc màu rực rỡ của phố cổ mùa lễ hội không chỉ thu hút thiếu nhi Thủ đô mà còn làm say lòng khách du lịch.
Theo ghi nhận, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay đã có biến chuyển, các mặt hàng đồ chơi truyền thống có phần được chú ý hơn. Những lồng đèn, đầu lân, trống, đèn con thú, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi... tràn ngập phố Trung thu, không còn “khiêm tốn” nép mình trong những góc khuất nữa mà được bày bán rộn rã ngay ở mặt tiền các cửa hàng và khá hút khách.
Các phụ huynh chia sẻ rằng, họ thích chọn đồ chơi truyền thống cho con vì độ an toàn, không lo độc hại, giá cả cũng hợp lý.
Một em bé mê mẩn trước gian hàng đồ chơi truyền thống.
Năm nay, nhiều phụ huynh lựa chọn đèn ông sao làm quà Trung thu cho con…
…vì món đồ chơi này vừa bình dân…
…giản dị…
...vừa an toàn với trẻ nhỏ.
Các loại trống làm thủ công cũng được ưa chuộng.
Những người bán các mặt hàng này hồ hởi cho biết, mọi năm, khách chủ yếu mua các món đồ chơi hiện đại, sặc sỡ của Trung Quốc, nhưng năm nay lượng khách mua đồ chơi truyền thống tăng mạnh, họ bán cũng được giá hơn.
Đồ chơi truyền thống đang dần được quan tâm trở lại…
…người bán hàng cũng khấn khởi hơn.
Những sản phẩm đèn lồng được sản xuất trong nước như đèn lồng xếp giấy in hình họa tiết, hình các con thú, nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình. Giá của các đèn lồng kiểu này cũng khá “mềm”, dao động từ 15.000 – 35.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ và trang trí. Những đèn lồng cá chép, đèn ông sao, đèn cù làm bằng giấy bóng kính cũng có giá dễ chịu, từ 20.000 - 50.000 đồng/chiếc. Một số loại đồ chơi truyền thống khác thì đắt hơn một chút như mặt nạ giấy bồi từ 35.000 – 60.000 đồng/chiếc, đầu lân từ 45.000 – 150.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ, trống cái, trống con cũng có giá nhỉnh hơn năm ngoái, nhưng ít mặt hàng nào đắt quá 300.000 đồng.
Tò he tuy không phải là mặt hàng truyền thống “đặc sản” của Trung thu nhưng cũng góp thêm sắc màu rộn rã cho dịp lễ cổ truyền này. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những viên bột gạo nếp xanh đỏ hóa thân thành những nhân vật hoạt hình, bông hoa, con giống… khiến trẻ em mê tít.
Khắp những con phố, những nẻo đường chính của Thủ đô lại rôm rã tiếng trống báo hiệu đội múa lân đến…
…mang Trung thu tới với mọi nhà…
Bất kể ngày hay đêm, các tuyến phố cổ, nhất là phố Hàng Mã những ngày này luôn chật cứng người.
Ai cũng muốn đổ về phố cổ để thưởng thức không khí Tết trung thu cổ truyền.
Buổi tối, con phố này biến thành phố đi bộ nhưng vẫn không tránh nổi cảnh chen lấn, xô đẩy; còn ban ngày, xe cộ hầu như không thể lưu thông nổi.
Trong không khí tươi vui, nhộn nhịp của lễ hội, không ít người trẻ thích thú đến đây dạo chơi và tranh thủ lưu giữ những khoảnh khắc ấn tượng.
Các gia đình cũng đưa trẻ nhỏ đến tham quan, mua sắm.
Trung thu là Tết thiếu nhi, người cha, người mẹ nào cũng muốn cho con mình lên phố chơi.
Theo ghi nhận, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay đã có biến chuyển, các mặt hàng đồ chơi truyền thống có phần được chú ý hơn. Những lồng đèn, đầu lân, trống, đèn con thú, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi... tràn ngập phố Trung thu, không còn “khiêm tốn” nép mình trong những góc khuất nữa mà được bày bán rộn rã ngay ở mặt tiền các cửa hàng và khá hút khách.
Các phụ huynh chia sẻ rằng, họ thích chọn đồ chơi truyền thống cho con vì độ an toàn, không lo độc hại, giá cả cũng hợp lý.
Một em bé mê mẩn trước gian hàng đồ chơi truyền thống.
Năm nay, nhiều phụ huynh lựa chọn đèn ông sao làm quà Trung thu cho con…
…vì món đồ chơi này vừa bình dân…
…giản dị…
...vừa an toàn với trẻ nhỏ.
Các loại trống làm thủ công cũng được ưa chuộng.
Đồ chơi truyền thống đang dần được quan tâm trở lại…
…người bán hàng cũng khấn khởi hơn.
Tò he tuy không phải là mặt hàng truyền thống “đặc sản” của Trung thu nhưng cũng góp thêm sắc màu rộn rã cho dịp lễ cổ truyền này. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những viên bột gạo nếp xanh đỏ hóa thân thành những nhân vật hoạt hình, bông hoa, con giống… khiến trẻ em mê tít.
Khắp những con phố, những nẻo đường chính của Thủ đô lại rôm rã tiếng trống báo hiệu đội múa lân đến…
…mang Trung thu tới với mọi nhà…
…tặng niềm vui bất ngờ cho con trẻ.
Bên cạnh các món đồ truyền thống, đồ chơi Trung Quốc vẫn được ưa chuộng.
Những bộ râu, mặt nạ nhựa đủ kiểu, từ ngộ nghĩnh đến kinh dị…
…hay mặt nạ Bin Laden thu hút các bạn trẻ và cả các bé thiếu nhi.
Có lẽ, chính sự pha trộn của nét hiện đại…
…và cổ kính trên những tuyến phố cổ mùa Trung thu …
…lại là điểm hấp dẫn, níu chân du khách.
Và đây vẫn là ngày Tết của những bé thơ …
…hồn nhiên như những búp hoa trên cành.
Những bộ râu, mặt nạ nhựa đủ kiểu, từ ngộ nghĩnh đến kinh dị…
…hay mặt nạ Bin Laden thu hút các bạn trẻ và cả các bé thiếu nhi.
Có lẽ, chính sự pha trộn của nét hiện đại…
…và cổ kính trên những tuyến phố cổ mùa Trung thu …
…lại là điểm hấp dẫn, níu chân du khách.
Và đây vẫn là ngày Tết của những bé thơ …
…hồn nhiên như những búp hoa trên cành.